Trong bối cảnh tình hình chiến sự tại Mali diễn biến căng thẳng, ngày 18/1, Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu các nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Bamako của Mali phải rời khỏi nước này càng sớm càng tốt.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ đồng thời khuyến cáo các công dân nước mình không nên du lịch đến các quốc gia Tây Phi vì cuộc chiến tại Mali và hoạt động của các chiến binh Hồi giáo tại khu vực này có thể đe dọa tới tính mạng.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu ngày 19/1 tại thủ đô London trong chuyến thăm Anh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố Washington sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ công dân của mình trước các hiểm họa từ các tay súng cực đoan ở châu Phi có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda.
Trả lời phỏng vấn đài BBC về cuộc khủng hoảng bắt cóc con tin tại Algeria, chiến dịch quân sự của Pháp tiêu diệt các phần tử Hồi giáo quá khích tại Mali, Bộ trưởng Panetta khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ các nước trong sứ mệnh ngăn chặn phiến quân lập căn cứ địa tại khu vực đầy bất ổn này.
[Mali: Nhóm binh sỹ Tây Phi đầu tiên tới tham chiến]
Cùng ngày, tờ Thời báo Los Angeles đưa tin Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang bất đồng về mối nguy hiểm của các nhóm Hồi giáo cực đoan kiểm soát một phần lãnh thổ Mali cũng như gây bất ổn tại các khu vực khác ở Tây Phi.
Dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên, báo cho biết các sự kiện tại Mali và nước láng giềng Algeria đã gây ra tranh cãi gay gắt trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama về việc liệu các nhóm cực đoan này có phải là một mối nguy hiểm đủ lớn để Mỹ phải có động thái quân sự đáp trả hay không.
Cụ thể, một số quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc muốn Mỹ có hành động mạnh tay hơn vì Mali có thể trở thành nơi ẩn náu cho các phần tử cực đoan, trong khi nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng lại lo ngại Mỹ bị cuốn vào cuộc xung đột với kẻ thù mơ hồ tại Mali vào thời điểm lực lượng nước này đang rút khỏi Afghanistan./.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ đồng thời khuyến cáo các công dân nước mình không nên du lịch đến các quốc gia Tây Phi vì cuộc chiến tại Mali và hoạt động của các chiến binh Hồi giáo tại khu vực này có thể đe dọa tới tính mạng.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu ngày 19/1 tại thủ đô London trong chuyến thăm Anh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố Washington sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ công dân của mình trước các hiểm họa từ các tay súng cực đoan ở châu Phi có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda.
Trả lời phỏng vấn đài BBC về cuộc khủng hoảng bắt cóc con tin tại Algeria, chiến dịch quân sự của Pháp tiêu diệt các phần tử Hồi giáo quá khích tại Mali, Bộ trưởng Panetta khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ các nước trong sứ mệnh ngăn chặn phiến quân lập căn cứ địa tại khu vực đầy bất ổn này.
[Mali: Nhóm binh sỹ Tây Phi đầu tiên tới tham chiến]
Cùng ngày, tờ Thời báo Los Angeles đưa tin Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang bất đồng về mối nguy hiểm của các nhóm Hồi giáo cực đoan kiểm soát một phần lãnh thổ Mali cũng như gây bất ổn tại các khu vực khác ở Tây Phi.
Dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên, báo cho biết các sự kiện tại Mali và nước láng giềng Algeria đã gây ra tranh cãi gay gắt trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama về việc liệu các nhóm cực đoan này có phải là một mối nguy hiểm đủ lớn để Mỹ phải có động thái quân sự đáp trả hay không.
Cụ thể, một số quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc muốn Mỹ có hành động mạnh tay hơn vì Mali có thể trở thành nơi ẩn náu cho các phần tử cực đoan, trong khi nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng lại lo ngại Mỹ bị cuốn vào cuộc xung đột với kẻ thù mơ hồ tại Mali vào thời điểm lực lượng nước này đang rút khỏi Afghanistan./.
(TTXVN)