Nhà Trắng ngày 1/12 tuyên bố đang tiến hành các biện pháp mới nhằm bảo vệ các bí mật của chính phủ sau vụ trang mạng WikiLeaks tiết lộ hàng nghìn văn thư ngoại giao của Mỹ.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Barack Obama đã bổ nhiệm Cố vấn An ninh quốc gia Tom Donilon làm cố vấn cấp cao đứng đầu một nỗ lực toàn diện nhằm xác định và thực hiện những cải cách cơ cấu cần thiết sau vụ tiết lộ của WikiLeaks.
Tổng thống cũng đồng thời chỉ định ông Russell Travers, một chuyên gia chống khủng bố, chỉ đạo những nỗ lực của Mỹ nhằm làm giảm thiểu các thiệt hại do việc WikiLeaks công bố các thông tin mật, đồng thời ngăn chặn các hành động tiết lộ thông tin trái phép trong tương lai.
Ông Travers là Phó Giám đốc chuyên trách chia sẻ thông tin thuộc Trung tâm Chống khủng bố quốc gia. Một ủy ban đặc biệt đã ra đời để đánh giá thiệt hại từ vụ rò rỉ thông tin ngoại giao nhạy cảm trên và tư vấn cho Tổng thống Obama về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tình báo, xem xét trách nhiệm chia sẻ của ngành hành pháp và bảo vệ các thông tin mật.
Trong một động thái khác nhằm chống lại WikiLeaks, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa của Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sỹ Joe Lieberman, cho biết công ty Amazon.com Inc đã ngừng cho WikiLeaks thuê máy chủ để phát các thông tin lên mạng.
Trước đó, Văn phòng của thượng nghị sỹ này đã gây sức ép với Amazon sau khi có thông tin rằng WikiLeaks đã thuê "đại gia" Internet này tải lên mạng những tài liệu mật qua các máy chủ của mình vì địa chỉ trang web của WikiLeaks bị tin tặc tấn công.
Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Robert Gibbs tuyên bố việc nhà sáng lập trang WikiLeaks kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nên từ chức vì đã yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ làm gián điệp ở trụ sở Liên hợp quốc là một hành động "vô lý và nực cười."
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình NBC, ông Gibbs tuyên bố Ngoại trưởng Clinton không làm điều gì sai trái và các nhà ngoại giao Mỹ cũng không tiến hành các hoạt động gián điệp.
Trong khi đó, tại hội nghị các nhà lãnh đạo quốc tế ở Kazakhstan, Ngoại trưởng Mỹ cũng phải đối mặt với nhiều lời bình luận về việc WikiLeaks tiết lộ các bí mật ngoại giao của Mỹ khi bà có các cuộc gặp gỡ với các quan chức nước ngoài.
Dù vậy, bà Hillary Clinton khẳng định việc tiết lộ của WikiLeaks sẽ không ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao của Mỹ. Washington đang phải đương đầu với làn sóng giận dữ của chính phủ các nước sau vụ rò rỉ các văn thư, công hàm ngoại giao của Mỹ.
Trước đó, trang mạng WikiLeaks ngày 28/11 đã công khai nội dung của 250.000 văn thư ngoại giao nội bộ của Mỹ cho nhiều tờ báo hàng đầu thế giới, trong đó có những thông tin nhạy cảm về chủ nghĩa khủng bố và vấn đề phổ biến hạt nhân./.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Barack Obama đã bổ nhiệm Cố vấn An ninh quốc gia Tom Donilon làm cố vấn cấp cao đứng đầu một nỗ lực toàn diện nhằm xác định và thực hiện những cải cách cơ cấu cần thiết sau vụ tiết lộ của WikiLeaks.
Tổng thống cũng đồng thời chỉ định ông Russell Travers, một chuyên gia chống khủng bố, chỉ đạo những nỗ lực của Mỹ nhằm làm giảm thiểu các thiệt hại do việc WikiLeaks công bố các thông tin mật, đồng thời ngăn chặn các hành động tiết lộ thông tin trái phép trong tương lai.
Ông Travers là Phó Giám đốc chuyên trách chia sẻ thông tin thuộc Trung tâm Chống khủng bố quốc gia. Một ủy ban đặc biệt đã ra đời để đánh giá thiệt hại từ vụ rò rỉ thông tin ngoại giao nhạy cảm trên và tư vấn cho Tổng thống Obama về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tình báo, xem xét trách nhiệm chia sẻ của ngành hành pháp và bảo vệ các thông tin mật.
Trong một động thái khác nhằm chống lại WikiLeaks, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa của Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sỹ Joe Lieberman, cho biết công ty Amazon.com Inc đã ngừng cho WikiLeaks thuê máy chủ để phát các thông tin lên mạng.
Trước đó, Văn phòng của thượng nghị sỹ này đã gây sức ép với Amazon sau khi có thông tin rằng WikiLeaks đã thuê "đại gia" Internet này tải lên mạng những tài liệu mật qua các máy chủ của mình vì địa chỉ trang web của WikiLeaks bị tin tặc tấn công.
Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Robert Gibbs tuyên bố việc nhà sáng lập trang WikiLeaks kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nên từ chức vì đã yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ làm gián điệp ở trụ sở Liên hợp quốc là một hành động "vô lý và nực cười."
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình NBC, ông Gibbs tuyên bố Ngoại trưởng Clinton không làm điều gì sai trái và các nhà ngoại giao Mỹ cũng không tiến hành các hoạt động gián điệp.
Trong khi đó, tại hội nghị các nhà lãnh đạo quốc tế ở Kazakhstan, Ngoại trưởng Mỹ cũng phải đối mặt với nhiều lời bình luận về việc WikiLeaks tiết lộ các bí mật ngoại giao của Mỹ khi bà có các cuộc gặp gỡ với các quan chức nước ngoài.
Dù vậy, bà Hillary Clinton khẳng định việc tiết lộ của WikiLeaks sẽ không ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao của Mỹ. Washington đang phải đương đầu với làn sóng giận dữ của chính phủ các nước sau vụ rò rỉ các văn thư, công hàm ngoại giao của Mỹ.
Trước đó, trang mạng WikiLeaks ngày 28/11 đã công khai nội dung của 250.000 văn thư ngoại giao nội bộ của Mỹ cho nhiều tờ báo hàng đầu thế giới, trong đó có những thông tin nhạy cảm về chủ nghĩa khủng bố và vấn đề phổ biến hạt nhân./.
(TTXVN/Vietnam+)