Cán cân thu chi ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ trong tháng Mười vừa qua tăng khá mạnh, báo hiệu năm thứ năm liên tiếp thâm thủng ngân sách liên bang vượt quá 1.000 tỷ USD.
Thông báo này được đưa ra đúng ngày Quốc hội Mỹ khóa 112 tái họp trong mâu thuẫn khi chỉ còn hơn hai tháng sẽ phải chuyển giao quyền lực cho Quốc hội khóa 113 vừa được bầu lên ngày 6/11 vừa qua.
Báo cáo ngày 13/11 của Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong tháng Mười vừa qua, tháng đầu tiên của tài khóa 2013, tổng thu ngân sách của Chính phủ Mỹ đạt 184,3 tỷ USD, tăng 13% so với mức thu 163 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tổng chi ngân sách trong tháng tăng tới 16,4%, lên 304,3 tỷ USD so với mức chi 262 tỷ trong tháng 10/2011. Như vậy, cán cân thu chi ngân sách trong tháng bị thâm hụt 120 tỷ USD, cao hơn mức dự báo 114 tỷ USD của các chuyên gia kinh tế và tăng tới 22% so với mức thâm hụt 98 tỷ USD cùng tháng năm 2011.
Với tốc độ tăng mạnh của tháng đầu tiên, các chuyên gia dự báo tổng thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2013, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/10/2012, cũng sẽ ở mức trên 1.000 tỷ USD. Đây sẽ là năm thứ 5 liên tiếp, cán cân thu chi ngân sách của Mỹ vượt 1.000 tỷ USD, đổ thêm gánh nặng vào khoản nợ quốc gia đã sắp vượt trần 16.400 tỷ USD.
Tổng thâm hụt ngân sách của Mỹ tài khóa 2012, vừa kết thúc ngày 31/9/2012, là 1.089 tỷ USD so với 1.297 tỷ USD của tài khóa 2011 và 1.410 tỷ USD năm 2009 khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền nhiệm kỳ đầu tiên.
Bộ Tài chính công bố cán cân thu chi ngân sách tháng Mười đúng ngày Quốc hội cũ, ở Mỹ thường gọi là "Quốc hội vịt què," nhóm họp trở lại để thảo luận các vấn đề còn dang dở, trong đó có kế hoạch chi tiêu ngân sách và các phương án cắt giảm thâm hụt ngân sách. Phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) cảnh báo nếu Nhà Trắng và Quốc hội không chấp nhận nhượng bộ để thông qua chính sách thuế má và chi tiêu tài chính thì kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào suy thoái trong quý 1/2013.
Vấn đề tranh cãi lớn nhất mà cả hai bên cho tới nay vẫn chưa chịu thỏa hiệp là việc gia hạn đạo luật giảm thuế thu nhập 2% đối với hàng chục triệu người lao động Mỹ. Trong vấn đề này, Nhà Trắng và phe Dân chủ chủ trương gia hạn nhưng phải tăng thuế đối với thiểu số những người giàu nhất, với mức thu nhập 200.000 USD/năm đối với các cá nhân và 250.000 USD/năm đối với các cặp vợ chồng.
Tuy nhiên, phe Cộng hòa kiểm soát Hạ viện tuyên bố không thông qua bất kỳ thỏa thuận nào nếu bao gồm cả việc tăng thuế đối với người giàu, những người được họ xác định là nguồn tạo việc làm chính và là động lực của nền kinh tế Mỹ.
Một nguy cơ khác có thể đẩy nước Mỹ vào suy thoái là, nếu Nhà Trắng và Quốc hội tiếp tục bế tắc trong các chương trình chi tiêu thì đến tháng Một năm tới ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ sẽ tự động cắt giảm đồng loạt.
Nhằm gây áp lực phe Cộng hòa, ngày 12/11 Tổng thống Obama đã có cuộc gặp tại Nhà Trắng với hơn 20 nhà lãnh đạo các nghiệp đoàn, các Tổng Giám đốc điều hành của các tập đoàn như Ford Motors, IBM và Wal-Mart để tham khảo ý kiến về cách tốt nhất thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển và giải pháp giảm thâm hụt ngân sách.
Trước lời cảnh báo về nguy cơ suy thoái nếu Nhà Trắng và Quốc hội không hành động, ngày 13/11 một nhóm 350 chuyên gia kinh tế hàng đầu của Mỹ đã ra một tuyên bố chung hối thúc hai bên gạt bỏ mâu thuẫn đảng phái để hợp tác giải quyết các vấn đề cấp bách của đất nước, trong đó có nhiều chính sách bị bế tắc do năm bầu cử 2012./.
Thông báo này được đưa ra đúng ngày Quốc hội Mỹ khóa 112 tái họp trong mâu thuẫn khi chỉ còn hơn hai tháng sẽ phải chuyển giao quyền lực cho Quốc hội khóa 113 vừa được bầu lên ngày 6/11 vừa qua.
Báo cáo ngày 13/11 của Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong tháng Mười vừa qua, tháng đầu tiên của tài khóa 2013, tổng thu ngân sách của Chính phủ Mỹ đạt 184,3 tỷ USD, tăng 13% so với mức thu 163 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tổng chi ngân sách trong tháng tăng tới 16,4%, lên 304,3 tỷ USD so với mức chi 262 tỷ trong tháng 10/2011. Như vậy, cán cân thu chi ngân sách trong tháng bị thâm hụt 120 tỷ USD, cao hơn mức dự báo 114 tỷ USD của các chuyên gia kinh tế và tăng tới 22% so với mức thâm hụt 98 tỷ USD cùng tháng năm 2011.
Với tốc độ tăng mạnh của tháng đầu tiên, các chuyên gia dự báo tổng thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2013, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/10/2012, cũng sẽ ở mức trên 1.000 tỷ USD. Đây sẽ là năm thứ 5 liên tiếp, cán cân thu chi ngân sách của Mỹ vượt 1.000 tỷ USD, đổ thêm gánh nặng vào khoản nợ quốc gia đã sắp vượt trần 16.400 tỷ USD.
Tổng thâm hụt ngân sách của Mỹ tài khóa 2012, vừa kết thúc ngày 31/9/2012, là 1.089 tỷ USD so với 1.297 tỷ USD của tài khóa 2011 và 1.410 tỷ USD năm 2009 khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền nhiệm kỳ đầu tiên.
Bộ Tài chính công bố cán cân thu chi ngân sách tháng Mười đúng ngày Quốc hội cũ, ở Mỹ thường gọi là "Quốc hội vịt què," nhóm họp trở lại để thảo luận các vấn đề còn dang dở, trong đó có kế hoạch chi tiêu ngân sách và các phương án cắt giảm thâm hụt ngân sách. Phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) cảnh báo nếu Nhà Trắng và Quốc hội không chấp nhận nhượng bộ để thông qua chính sách thuế má và chi tiêu tài chính thì kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào suy thoái trong quý 1/2013.
Vấn đề tranh cãi lớn nhất mà cả hai bên cho tới nay vẫn chưa chịu thỏa hiệp là việc gia hạn đạo luật giảm thuế thu nhập 2% đối với hàng chục triệu người lao động Mỹ. Trong vấn đề này, Nhà Trắng và phe Dân chủ chủ trương gia hạn nhưng phải tăng thuế đối với thiểu số những người giàu nhất, với mức thu nhập 200.000 USD/năm đối với các cá nhân và 250.000 USD/năm đối với các cặp vợ chồng.
Tuy nhiên, phe Cộng hòa kiểm soát Hạ viện tuyên bố không thông qua bất kỳ thỏa thuận nào nếu bao gồm cả việc tăng thuế đối với người giàu, những người được họ xác định là nguồn tạo việc làm chính và là động lực của nền kinh tế Mỹ.
Một nguy cơ khác có thể đẩy nước Mỹ vào suy thoái là, nếu Nhà Trắng và Quốc hội tiếp tục bế tắc trong các chương trình chi tiêu thì đến tháng Một năm tới ngân sách của chính phủ liên bang Mỹ sẽ tự động cắt giảm đồng loạt.
Nhằm gây áp lực phe Cộng hòa, ngày 12/11 Tổng thống Obama đã có cuộc gặp tại Nhà Trắng với hơn 20 nhà lãnh đạo các nghiệp đoàn, các Tổng Giám đốc điều hành của các tập đoàn như Ford Motors, IBM và Wal-Mart để tham khảo ý kiến về cách tốt nhất thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển và giải pháp giảm thâm hụt ngân sách.
Trước lời cảnh báo về nguy cơ suy thoái nếu Nhà Trắng và Quốc hội không hành động, ngày 13/11 một nhóm 350 chuyên gia kinh tế hàng đầu của Mỹ đã ra một tuyên bố chung hối thúc hai bên gạt bỏ mâu thuẫn đảng phái để hợp tác giải quyết các vấn đề cấp bách của đất nước, trong đó có nhiều chính sách bị bế tắc do năm bầu cử 2012./.
(TTXVN)