Mỹ tiếp tục giám sát hoạt động tiền tệ của Nhật Bản và Trung Quốc

Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục để Nhật Bản, Trung Quốc và 3 nền kinh tế khác trong một danh sách giám sát về cái gọi là các hoạt động tiền tệ "không đúng đắn" tiềm tàng.
Mỹ tiếp tục giám sát hoạt động tiền tệ của Nhật Bản và Trung Quốc ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Ngày 17/10, Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã tiếp tục để Nhật Bản, Trung Quốc và 3 nền kinh tế khác trong một danh sách giám sát về cái gọi là các hoạt động tiền tệ "không đúng đắn" tiềm tàng.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ cũng nhấn mạnh rằng không có bất cứ đối tác thương mại lớn nào của Mỹ đang thao túng tiền tệ nhằm đạt được lợi thế thương mại bằng cách không theo các luật lệ thông thường.

Trong một báo cáo thường kỳ 6 tháng được gửi lên Quốc hội, Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ "phát hiện ra rằng có 5 đối tác thương mại lớn đang được đưa vào danh sát giám sát vì sự chú ý đặc biệt, đó là Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thụy Sĩ."

[Tổng thống Mỹ bảo vệ quyết định về chính sách tiền tệ Trung Quốc]

Ngoài ra, Bộ này cũng viện dẫn các thặng dư thương mại song phương lớn và bất thường của Trung Quốc với Mỹ. Báo cáo có đoạn: "Bộ Tài chính Mỹ vẫn duy trì quan ngại đối với tiến trình trong việc giảm thặng dư thương mại song phương. Trung Quốc tiếp tục theo đuổi một các chính sách có phạm vi lớn mà giới hạn tiếp cận thị trường đối với các hàng hóa và dịch vụ được nhập khẩu."

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát các chính sách ngoại hối đối với các hoạt động tiền tệ gian lận, điều mà gây tác động bất lợi cho tất cả người dân Mỹ."

Bản danh sách các nền kinh tế cần giám sát chính sách tiền tệ mà Bộ Tài chính Mỹ công bố lần này không khác biệt báo cáo công bố 6 tháng trước và không thay đổi so với danh sách được công bố dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục