Ngày 24/11, tại Hà Nội, “Hiệp định về dự án Nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo và khuyến ngư cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, Pha 3 – Nâng cao năng lực nghề nuôi cá biển Việt Nam” đã được ký.
Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và ông Lars Peder Brekk, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lương thực Na Uy đã ký Hiệp định trên nhân chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu Na Uy tại Việt Nam nhân dịp hai nước tổ chức kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Theo Hiệp định được ký, pha 3 sẽ do Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 thực hiện trong 4 năm (2011-2015) với khoản viện trợ của Na Uy là khoảng 2 triệu USD. Trước đó, Chính Phủ Na Uy cũng đã tài trợ khoảng 3,7 triệu USD cho Viện nghiên cứu nuôi trồng thực hiện pha 1 và pha 2 của dự án từ năm 1999-2008.
Ông Lê Thanh Lựu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 cho biết, pha 1 và pha 2 đã được thực hiện và thông qua dự án này, nhiều cán bộ của Việt Nam đã được đào tạo nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Trước đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát và ông Lars Peder Brekk đã có buổi hội đàm. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đã khẳng định, Việt Nam có trách nhiệm tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong việc giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam là nước có lượng khí phát thải không nhiều nhưng lượng khí phát thải của ngành nông nghiệp lại chiếm tới 1/2 lượng khí phát thải ở Việt Nam.
Chính vì vậy, Việt Nam đã chủ động xây dựng một nền nông nghiệp phát thải thấp như xây dựng và phát triển các mô hình trồng cây giảm sử dụng nước tới 20-30%, phân bón, thuốc trừ sâu …. Bên cạnh đó Việt Nam đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm việc suy thoái rừng, tăng cường trồng rừng và đã nâng được độ tre phủ rừng từ 24% lến 40% trong khoảng 20 năm qua.
Về Công ước quốc tề về nguồn gen, Việt Nam chưa là thành viên của Công ước này nhưng đã xây dựng ngân hàng gen và có những qui định trong đổi hợp tác quốc tế về nguồn gen và có lợi cho các bên tham gia. Na Uy đã tham gia Công ước này từ rất sớm và có kinh nghiệp, Việt Nam mong muốn học hỏi thêm để sớm trở thành thành viên của Công ước quốc tế về nguồn gen.
Bộ trưởng Lars Peder Brekk đã ghi nhận, ca ngợi chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Chính phủ Na Uy mong muốn tiếp tục hợp tác song phương và đa phương với Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực giảm thiểu lượng khí phát thải ở Việt Nam cũng như ở khu vực sông Mekong một cách bền vững.
Bộ Trưởng Cao Đức Phát cũng ghi nhận những hỗ trợ đáng kể của Chính phủ Na Uy thông qua các dự án ODA, các chương trình hợp tác song phương và đa phương giúp Việt Nam đào tạo sau đại học, đào tạo ngắn hạn cho các nhà khoa học, các can bộ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản và biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng cũng đã đề xuất Na Uy xem xét và tài trợ cho Việt Nam một số dự án như dự án “Mối liên kết giữa các nhà sản xuất, chề biến và tiêu thụ cá tra tại Việt Nam” trong tài khóa năm 2012; dự án ‘Nghiên cứu về xói lở bờ Ban đảo Cà Mau cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng”. Đồng thời, Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ Na Uy tiếp tục hỗ trợ các dự án ODA về hợp tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ quản lý và nghiên cứu cho ngành nông nghiệp.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng mời Na Uy tham dự Hội nghị toàn cầu lần 2 về xây dựng Lộ trình về Kế hoạch hành động tập trung vai trò của Nông nghiệp để đạt được mục tiêu về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 3/2012. Hội nghị lần thứ hai này dự kiến có sự tham gia của khoảng 700 đại biểu từ các nước và các tổ chức quốc tế./.
Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và ông Lars Peder Brekk, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lương thực Na Uy đã ký Hiệp định trên nhân chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu Na Uy tại Việt Nam nhân dịp hai nước tổ chức kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Theo Hiệp định được ký, pha 3 sẽ do Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 thực hiện trong 4 năm (2011-2015) với khoản viện trợ của Na Uy là khoảng 2 triệu USD. Trước đó, Chính Phủ Na Uy cũng đã tài trợ khoảng 3,7 triệu USD cho Viện nghiên cứu nuôi trồng thực hiện pha 1 và pha 2 của dự án từ năm 1999-2008.
Ông Lê Thanh Lựu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 cho biết, pha 1 và pha 2 đã được thực hiện và thông qua dự án này, nhiều cán bộ của Việt Nam đã được đào tạo nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Trước đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát và ông Lars Peder Brekk đã có buổi hội đàm. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đã khẳng định, Việt Nam có trách nhiệm tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong việc giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam là nước có lượng khí phát thải không nhiều nhưng lượng khí phát thải của ngành nông nghiệp lại chiếm tới 1/2 lượng khí phát thải ở Việt Nam.
Chính vì vậy, Việt Nam đã chủ động xây dựng một nền nông nghiệp phát thải thấp như xây dựng và phát triển các mô hình trồng cây giảm sử dụng nước tới 20-30%, phân bón, thuốc trừ sâu …. Bên cạnh đó Việt Nam đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm việc suy thoái rừng, tăng cường trồng rừng và đã nâng được độ tre phủ rừng từ 24% lến 40% trong khoảng 20 năm qua.
Về Công ước quốc tề về nguồn gen, Việt Nam chưa là thành viên của Công ước này nhưng đã xây dựng ngân hàng gen và có những qui định trong đổi hợp tác quốc tế về nguồn gen và có lợi cho các bên tham gia. Na Uy đã tham gia Công ước này từ rất sớm và có kinh nghiệp, Việt Nam mong muốn học hỏi thêm để sớm trở thành thành viên của Công ước quốc tế về nguồn gen.
Bộ trưởng Lars Peder Brekk đã ghi nhận, ca ngợi chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Chính phủ Na Uy mong muốn tiếp tục hợp tác song phương và đa phương với Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực giảm thiểu lượng khí phát thải ở Việt Nam cũng như ở khu vực sông Mekong một cách bền vững.
Bộ Trưởng Cao Đức Phát cũng ghi nhận những hỗ trợ đáng kể của Chính phủ Na Uy thông qua các dự án ODA, các chương trình hợp tác song phương và đa phương giúp Việt Nam đào tạo sau đại học, đào tạo ngắn hạn cho các nhà khoa học, các can bộ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản và biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng cũng đã đề xuất Na Uy xem xét và tài trợ cho Việt Nam một số dự án như dự án “Mối liên kết giữa các nhà sản xuất, chề biến và tiêu thụ cá tra tại Việt Nam” trong tài khóa năm 2012; dự án ‘Nghiên cứu về xói lở bờ Ban đảo Cà Mau cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng”. Đồng thời, Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ Na Uy tiếp tục hỗ trợ các dự án ODA về hợp tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ quản lý và nghiên cứu cho ngành nông nghiệp.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng mời Na Uy tham dự Hội nghị toàn cầu lần 2 về xây dựng Lộ trình về Kế hoạch hành động tập trung vai trò của Nông nghiệp để đạt được mục tiêu về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 3/2012. Hội nghị lần thứ hai này dự kiến có sự tham gia của khoảng 700 đại biểu từ các nước và các tổ chức quốc tế./.
Ngọc Dung (Vietnam+)