Kết thúc năm 2011 với nhiều khó khăn thách thức từ diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới cũng như những thiệt hại do hậu quả của thiên tai, nhưng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội...
Trong đó, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6%, chỉ số giá tiêu dùng cả năm là 18,13% là một cố gắng vượt bậc.
Tăng trưởng trong khó khăn
Có thể khẳng định, việc tập trung thực hiện các giải pháp chính sách đề ra trong hai Nghị quyết 02/NQ-CP và 11/NQ-CP đã góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tại Hội nghị với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2012, đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội năm 2011, lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành và các địa phương đều khẳng định thành công trong năm 2011 là Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, cơ bản giữ được ổn định kinh tế vĩ mô gắn với đó là duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.
Gắn với kiềm chế lạm phát trong năm 2011, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thu ngân sách Nhà nước, do vậy số thu vượt 13,4% so với dự toán, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010 đã góp phần giảm bội chi ngân sách Nhà nước xuống còn khoảng 4,9%, đồng thời kiểm soát nợ công nhằm đảm bảo an toàn an ninh tài chính quốc gia.
Cũng nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ và quyết liệt, Việt Nam đã kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết 11. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã giám sát việc bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động cũng như tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng; xử lý nghiêm các vi phạm vượt trần lãi suất, buôn bán ngoại tệ. Do vậy, thị trường ngoại tệ và tỷ giá ngoại tệ từng bước ổn định.
Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, phù hợp với sự chỉ đạo của Chính phủ, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển. Trạng thái ngoại hối của các ngân hàng được cải thiện. Dự trữ ngoại hối đã tăng từ 3,5 tuần nhập khẩu trong quý 1/2011 lên khoảng 7,5 tuần nhập khẩu vào quý 3/2011.
Bên cạnh đó, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới giảm đáng kể mặc dù giá vàng thế giới vẫn ở mức cao. Các quy định về tín dụng, ngân hàng được rà soát, sửa đổi theo hướng an toàn và chặt chẽ hơn để chuẩn bị cho thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng an toàn và bền vững.
Một điểm nhấn nữa của năm 2011 là Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 6%, đây là mức tăng khá cao trong điều kiện phải tập trung kiềm chế lạm phát. Theo đó, ngành nông nghiệp đạt mức kỷ lục về sản lượng lương thực (42,2 triệu tấn), tăng 2,2 triệu tấn so với năm 2010, tạo điều kiện bảo đảm an ninh lương thực, ổn định xã hội ở nông thôn và cả nước, tăng xuất khẩu và nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm tăng khoảng 24%. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 96 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2010 và cao gấp hơn 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 10%. Tỷ lệ nhập siêu bằng khoảng 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu được Quốc hội thông qua là không quá 18% cũng như mục tiêu đề ra trong nghị quyết 11 là không quá 16%. Cán cân thanh toán tổng thể năm 2011 ước thặng dư khoảng 2,5 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 3,07 tỷ USD của năm 2010.
Đặc biệt, thực hiện giảm tổng cầu, kiềm chế lạm phát, thắt chặt và nâng cao hiệu quả đầu tư công, các cấp, các ngành đã đồng loạt các giải pháp cắt giảm 81.500 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước để điều chuyển cho các dự án hoàn thành, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ. Nhờ vậy, số dự án hoàn thành trong năm nay đã tăng thêm 1.053 dự án trong khoảng 4.400 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng của năm 2011.
Những điểm nhấn trên một lần nữa khẳng định các giải pháp chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đề ra trong Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 59/2011/QH12 của Quốc hội, Nghị quyết 02, 11 của Chính phủ là phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Qua đây cũng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trước những khó khăn, thách thức hiện nay. Đồng thời, khẳng định có được Bức tranh kinh tế sáng sủa trên là thành quả của sự đồng tâm, hiệp lực cả hệ thống chính trị.
Tạo đà cho năm 2012
Lạm phát mặc dù được kiểm soát nhưng vẫn còn ở mức cao, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, lãi suất cho vay ở mức cao gây khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, kênh huy động vốn lớn cho nền kinh tế giảm sút... là những khó khăn và thách thức để thực hiện các mục tiêu của năm 2012 nếu như không tiếp tục các giải pháp một cách đồng bộ và quyết liệt.
Do vậy, mục tiêu của năm 2012 được Chính phủ đưa ra là tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức 6% và nếu điều kiện thuận lợi là 6,5% gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế…. Động lực để tạo đà cho năm 2012 đó chính là thực hiện toàn diện, lâu dài và có hiệu quả các giải pháp để tái cấu trúc toàn nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; trong đó tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.
Để hoàn thành mục tiêu trên, Chính phủ đề ra 7 nhóm giải pháp lớn, trong đó xác định kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo điều hành nhằm tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, tạo đà phát triển vững chắc cho năm 2012 và các năm tiếp theo. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt một cách đồng bộ, hệ thống các giải pháp về tiền tệ, tài khóa, giá cả, thị trường và kiểm soát nhập siêu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh việc kiềm chế lạm phát trước hết phải thực hiện hiệu quả các giải pháp trong gói chính sách tiền tệ; làm tốt công tác quản lý giá; không để mất cân đối về cung cầu hàng hóa, đồng thời chú trọng bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu tại các thời điểm và địa bàn nhạy cảm... Chính phủ sẽ chỉ đạo quyết liệt các giải pháp hạn chế nhập siêu, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% (bằng năm 2011).
Bên cạnh đó, giảm nhập siêu bằng đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không phải là thiết yếu và nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước…. Mặt khác, giữ vững sự ổn định tỷ giá, giảm dần lãi suất ngân hàng phù hợp với đà giảm dần của lạm phát. “Nếu không kiểm soát được lạm phát sẽ không thể giữ được ổn định kinh tế vĩ mô”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Chính phủ cũng yêu cầu các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp trong các Nghị quyết 02 và 11 một cách đồng bộ, hiệu quả và có hệ thống; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng để tạo đồng thuận trong cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong việc triển khai thực hiện. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần đặc biệt quan tâm chia sẻ, sát cánh trong tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Về việc thực hiện các giải pháp mang tính đột phá trong tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, Chính phủ xác định năm 2012 là năm bản lề. Trong bối cảnh nền kinh tế đang bộc lộ nhiều điểm yếu, đây là đề án mang nhiều kỳ vọng lớn lao. Để đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp tái cơ cấu kinh tế ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện, báo cáo Quốc hội đề án tái cơ cấu nền kinh tế trong kỳ họp tới.
Song song với đó, chậm nhất trong quý 1/2012, các bộ quản lý ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải hoàn thành phương án sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý; đồng thời, chỉ đạo và tổ chức triển khai ngay các giải pháp theo quy mô và tiến độ được phê duyệt.
Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triền kinh tế-xã hội ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2012; đồng thời theo dõi sát diễn biến tình hình, kịp thời cập nhật tình hình để có những phản ứng chính sách phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nội lực của mỗi ngành, địa phương trong thực hiện các mục tiêu phát triển.
Trước mắt, các bộ, ngành, địa phương chú trọng tới công tác kiểm soát giá cả, thị trường; chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, bất hợp pháp; thực hiện chính sách bình ổn giá… đảm bảo cho nhân dân đón Tết cổ truyền dân tộc an toàn và đầm ấm./.
Trong đó, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6%, chỉ số giá tiêu dùng cả năm là 18,13% là một cố gắng vượt bậc.
Tăng trưởng trong khó khăn
Có thể khẳng định, việc tập trung thực hiện các giải pháp chính sách đề ra trong hai Nghị quyết 02/NQ-CP và 11/NQ-CP đã góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tại Hội nghị với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2012, đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội năm 2011, lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành và các địa phương đều khẳng định thành công trong năm 2011 là Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, cơ bản giữ được ổn định kinh tế vĩ mô gắn với đó là duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.
Gắn với kiềm chế lạm phát trong năm 2011, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thu ngân sách Nhà nước, do vậy số thu vượt 13,4% so với dự toán, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010 đã góp phần giảm bội chi ngân sách Nhà nước xuống còn khoảng 4,9%, đồng thời kiểm soát nợ công nhằm đảm bảo an toàn an ninh tài chính quốc gia.
Cũng nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ và quyết liệt, Việt Nam đã kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết 11. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã giám sát việc bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động cũng như tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng; xử lý nghiêm các vi phạm vượt trần lãi suất, buôn bán ngoại tệ. Do vậy, thị trường ngoại tệ và tỷ giá ngoại tệ từng bước ổn định.
Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, phù hợp với sự chỉ đạo của Chính phủ, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển. Trạng thái ngoại hối của các ngân hàng được cải thiện. Dự trữ ngoại hối đã tăng từ 3,5 tuần nhập khẩu trong quý 1/2011 lên khoảng 7,5 tuần nhập khẩu vào quý 3/2011.
Bên cạnh đó, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới giảm đáng kể mặc dù giá vàng thế giới vẫn ở mức cao. Các quy định về tín dụng, ngân hàng được rà soát, sửa đổi theo hướng an toàn và chặt chẽ hơn để chuẩn bị cho thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng an toàn và bền vững.
Một điểm nhấn nữa của năm 2011 là Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 6%, đây là mức tăng khá cao trong điều kiện phải tập trung kiềm chế lạm phát. Theo đó, ngành nông nghiệp đạt mức kỷ lục về sản lượng lương thực (42,2 triệu tấn), tăng 2,2 triệu tấn so với năm 2010, tạo điều kiện bảo đảm an ninh lương thực, ổn định xã hội ở nông thôn và cả nước, tăng xuất khẩu và nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm tăng khoảng 24%. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 96 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2010 và cao gấp hơn 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 10%. Tỷ lệ nhập siêu bằng khoảng 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu được Quốc hội thông qua là không quá 18% cũng như mục tiêu đề ra trong nghị quyết 11 là không quá 16%. Cán cân thanh toán tổng thể năm 2011 ước thặng dư khoảng 2,5 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt 3,07 tỷ USD của năm 2010.
Đặc biệt, thực hiện giảm tổng cầu, kiềm chế lạm phát, thắt chặt và nâng cao hiệu quả đầu tư công, các cấp, các ngành đã đồng loạt các giải pháp cắt giảm 81.500 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước để điều chuyển cho các dự án hoàn thành, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ. Nhờ vậy, số dự án hoàn thành trong năm nay đã tăng thêm 1.053 dự án trong khoảng 4.400 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng của năm 2011.
Những điểm nhấn trên một lần nữa khẳng định các giải pháp chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đề ra trong Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 59/2011/QH12 của Quốc hội, Nghị quyết 02, 11 của Chính phủ là phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Qua đây cũng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trước những khó khăn, thách thức hiện nay. Đồng thời, khẳng định có được Bức tranh kinh tế sáng sủa trên là thành quả của sự đồng tâm, hiệp lực cả hệ thống chính trị.
Tạo đà cho năm 2012
Lạm phát mặc dù được kiểm soát nhưng vẫn còn ở mức cao, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, lãi suất cho vay ở mức cao gây khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, kênh huy động vốn lớn cho nền kinh tế giảm sút... là những khó khăn và thách thức để thực hiện các mục tiêu của năm 2012 nếu như không tiếp tục các giải pháp một cách đồng bộ và quyết liệt.
Do vậy, mục tiêu của năm 2012 được Chính phủ đưa ra là tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức 6% và nếu điều kiện thuận lợi là 6,5% gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế…. Động lực để tạo đà cho năm 2012 đó chính là thực hiện toàn diện, lâu dài và có hiệu quả các giải pháp để tái cấu trúc toàn nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; trong đó tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.
Để hoàn thành mục tiêu trên, Chính phủ đề ra 7 nhóm giải pháp lớn, trong đó xác định kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo điều hành nhằm tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, tạo đà phát triển vững chắc cho năm 2012 và các năm tiếp theo. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt một cách đồng bộ, hệ thống các giải pháp về tiền tệ, tài khóa, giá cả, thị trường và kiểm soát nhập siêu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh việc kiềm chế lạm phát trước hết phải thực hiện hiệu quả các giải pháp trong gói chính sách tiền tệ; làm tốt công tác quản lý giá; không để mất cân đối về cung cầu hàng hóa, đồng thời chú trọng bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu tại các thời điểm và địa bàn nhạy cảm... Chính phủ sẽ chỉ đạo quyết liệt các giải pháp hạn chế nhập siêu, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% (bằng năm 2011).
Bên cạnh đó, giảm nhập siêu bằng đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không phải là thiết yếu và nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước…. Mặt khác, giữ vững sự ổn định tỷ giá, giảm dần lãi suất ngân hàng phù hợp với đà giảm dần của lạm phát. “Nếu không kiểm soát được lạm phát sẽ không thể giữ được ổn định kinh tế vĩ mô”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Chính phủ cũng yêu cầu các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp trong các Nghị quyết 02 và 11 một cách đồng bộ, hiệu quả và có hệ thống; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng để tạo đồng thuận trong cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong việc triển khai thực hiện. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần đặc biệt quan tâm chia sẻ, sát cánh trong tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Về việc thực hiện các giải pháp mang tính đột phá trong tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, Chính phủ xác định năm 2012 là năm bản lề. Trong bối cảnh nền kinh tế đang bộc lộ nhiều điểm yếu, đây là đề án mang nhiều kỳ vọng lớn lao. Để đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp tái cơ cấu kinh tế ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện, báo cáo Quốc hội đề án tái cơ cấu nền kinh tế trong kỳ họp tới.
Song song với đó, chậm nhất trong quý 1/2012, các bộ quản lý ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải hoàn thành phương án sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý; đồng thời, chỉ đạo và tổ chức triển khai ngay các giải pháp theo quy mô và tiến độ được phê duyệt.
Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triền kinh tế-xã hội ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2012; đồng thời theo dõi sát diễn biến tình hình, kịp thời cập nhật tình hình để có những phản ứng chính sách phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nội lực của mỗi ngành, địa phương trong thực hiện các mục tiêu phát triển.
Trước mắt, các bộ, ngành, địa phương chú trọng tới công tác kiểm soát giá cả, thị trường; chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, bất hợp pháp; thực hiện chính sách bình ổn giá… đảm bảo cho nhân dân đón Tết cổ truyền dân tộc an toàn và đầm ấm./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)