Tính đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 53,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, trong đó 984.000 người thất nghiệp và 1.369.000 người thiếu việc làm.
Lý do thất nghiệp và thiếu việc làm là do nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và lao động thất nghiệp cũ.
Đây là một trong những kết quả của báo cáo điều tra việc làm năm 2012 do Tổng cục Thống kê (Tổng cục Thống kê) phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tiến hành và công bố chiều 18/12 tại Hà Nội.
Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị trong 9 tháng đầu năm 2012 ở khu vực thành thị là 3,3%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp 1,42% ở nông thôn; tỷ lệ thất nghiệp ở nữ là 2,36% cao hơn so với tỷ lệ 1,71% ở nam.
Đứng đầu cả nước về tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 là Thành phố Hồ Chí Minh với 3,92%. Tiếp theo là vùng đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung với 2,21%. Tỷ lệ này của Hà Nội 2,15%.
Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thuộc về vùng trung du và miền núi phía Bắc với 0,77%.
Trong khi đó, đứng đầu cả nước về tỷ lệ thiếu việc làm là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với 4,6%. Tiếp theo là vùng đồng bằng Sông Hồng với 3,45%, Tây Nguyên là 2,9%. Tỷ lệ thiếu việc làm của Hà Nội là 0,98%.
Tỷ lệ thiếu việc làm thấp nhất thuộc về Thành phố Hồ Chí Minh với 0,54%.
Phát biểu tại lễ công bố, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết năm 2012, Việt Nam sẽ không đạt chỉ tiêu GDP đã đề ra, doanh nghiệp lại phá sản nhiều nhưng tỷ lệ thất nghiệp 9 tháng đầu năm 2012 là 2,01%, thấp hơn 0,33% so với cùng kỳ 2011.
Lý do rất đơn giản là đặc thù văn hóa của người Việt Nam không bao giờ chịu ngồi yên khi thiếu việc làm. Họ sẽ chuyển ngay sang làm công việc mới, thậm chí không liên quan đến nghề nghiệp cũ để có thu nhập.
Bên cạnh đó, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam không mạnh như các nước phát triển để có thể hỗ trợ cho người thất nghiệp đủ sống nên người lao động thiếu việc làm hoặc thất nghiệp sẵn sàng xoay sở đủ nghề phụ để có thu nhập.
Ông Lâm cũng cho biết điều tra lao động và việc làm do Tổng cục Thống kê bắt đầu thực hiện từ năm 2007; trong đó tiến hành điều tra theo tháng và công bố theo quý.
Từ năm 2013, điều tra lao động việc làm sẽ tiếp tục đổi mới theo hướng tăng cường điều tra việc làm với khu vực việc làm chính thức và phi chính thức cũng như bổ sung thêm các câu hỏi về di cư, dịch chuyển lao động nhằm cho ra kết quả điều tra lao động việc làm chính xác hơn, cụ thể hơn, góp phần giúp Chính phủ và các cơ quan quản lý có thể đề ra các chính sách và giải pháp hỗ trợ sát thực nhất dựa trên bằng chứng thực tế, nhằm phát triển kinh tế bền vững.
Tại lễ công bố, Giám đốc ILO Việt Nam, ông Gyorgy Sziraczki đã nhấn mạnh kết quả điều tra việc làm 2012 này một lần nữa cho thấy cần có thêm nhiều nguồn lực để giải quyết vấn đề nền kinh tế phi chính thức-một bộ phận gắn liền với năng suất thấp, thiếu sự bảo trợ xã hội và thu nhập nghèo nàn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có các chính sách hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong lao động khi số lượng người lao động thất nghiệp là nữ vẫn cao hơn nhiều so với nam giới./.
Lý do thất nghiệp và thiếu việc làm là do nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả lao động mới gia nhập thị trường và lao động thất nghiệp cũ.
Đây là một trong những kết quả của báo cáo điều tra việc làm năm 2012 do Tổng cục Thống kê (Tổng cục Thống kê) phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tiến hành và công bố chiều 18/12 tại Hà Nội.
Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị trong 9 tháng đầu năm 2012 ở khu vực thành thị là 3,3%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp 1,42% ở nông thôn; tỷ lệ thất nghiệp ở nữ là 2,36% cao hơn so với tỷ lệ 1,71% ở nam.
Đứng đầu cả nước về tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 là Thành phố Hồ Chí Minh với 3,92%. Tiếp theo là vùng đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung với 2,21%. Tỷ lệ này của Hà Nội 2,15%.
Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thuộc về vùng trung du và miền núi phía Bắc với 0,77%.
Trong khi đó, đứng đầu cả nước về tỷ lệ thiếu việc làm là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với 4,6%. Tiếp theo là vùng đồng bằng Sông Hồng với 3,45%, Tây Nguyên là 2,9%. Tỷ lệ thiếu việc làm của Hà Nội là 0,98%.
Tỷ lệ thiếu việc làm thấp nhất thuộc về Thành phố Hồ Chí Minh với 0,54%.
Phát biểu tại lễ công bố, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết năm 2012, Việt Nam sẽ không đạt chỉ tiêu GDP đã đề ra, doanh nghiệp lại phá sản nhiều nhưng tỷ lệ thất nghiệp 9 tháng đầu năm 2012 là 2,01%, thấp hơn 0,33% so với cùng kỳ 2011.
Lý do rất đơn giản là đặc thù văn hóa của người Việt Nam không bao giờ chịu ngồi yên khi thiếu việc làm. Họ sẽ chuyển ngay sang làm công việc mới, thậm chí không liên quan đến nghề nghiệp cũ để có thu nhập.
Bên cạnh đó, hệ thống bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam không mạnh như các nước phát triển để có thể hỗ trợ cho người thất nghiệp đủ sống nên người lao động thiếu việc làm hoặc thất nghiệp sẵn sàng xoay sở đủ nghề phụ để có thu nhập.
Ông Lâm cũng cho biết điều tra lao động và việc làm do Tổng cục Thống kê bắt đầu thực hiện từ năm 2007; trong đó tiến hành điều tra theo tháng và công bố theo quý.
Từ năm 2013, điều tra lao động việc làm sẽ tiếp tục đổi mới theo hướng tăng cường điều tra việc làm với khu vực việc làm chính thức và phi chính thức cũng như bổ sung thêm các câu hỏi về di cư, dịch chuyển lao động nhằm cho ra kết quả điều tra lao động việc làm chính xác hơn, cụ thể hơn, góp phần giúp Chính phủ và các cơ quan quản lý có thể đề ra các chính sách và giải pháp hỗ trợ sát thực nhất dựa trên bằng chứng thực tế, nhằm phát triển kinh tế bền vững.
Tại lễ công bố, Giám đốc ILO Việt Nam, ông Gyorgy Sziraczki đã nhấn mạnh kết quả điều tra việc làm 2012 này một lần nữa cho thấy cần có thêm nhiều nguồn lực để giải quyết vấn đề nền kinh tế phi chính thức-một bộ phận gắn liền với năng suất thấp, thiếu sự bảo trợ xã hội và thu nhập nghèo nàn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có các chính sách hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong lao động khi số lượng người lao động thất nghiệp là nữ vẫn cao hơn nhiều so với nam giới./.
Hồng Kiều (Vietnam+)