Nói đến con hổ thì ai cũng hình dung ra được đó là một con thú có bốn chân, lông vằn, tướng dữ tợn, là loài chuyên ăn thịt, nên người ta thường có ý kinh sợ khi nói đến từ hổ.
Nhưng khi nói đến từ Dần thì cảm giác sợ hãi lại không còn nữa và người ta liên tưởng ngay đến năm Dần, tháng Dần hay người tuổi Dần.
Dĩ nhiên nói về từ Dần vẫn còn có ý gợi cho người ta nghĩ đến một khái niệm cụ thể về thời gian, năm tuổi hay tháng tuổi. Còn khi nói đến từ Canh thì đa số mọi người đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ và tại sao lại gọi là Canh Dần…
Vì vậy nhân dịp năm Canh Dần sắp đến xin đề cập mấy vấn đề về hai chữ Canh Dần để bạn đọc cùng tham khảo.
Thực ra hai chữ Canh Dần đã có từ xa xưa, có cách đây khoảng trên 4.000 năm, nằm trong hệ thống Can Chi.
Người xưa cho rằng đầu tiên là do Đại Náo (có người dịch là Đại Nạo) đặt ra để chỉ thời gian ngày và đêm, về sau này các nhà làm lịch dựa vào đó để gọi các đơn vị thời gian ngày, giờ, tháng, năm và gọi đó là đơn vị thời gian theo Can Chi.
Can có nghĩa là cán, là cái gốc, còn Chi có nghĩa là cành, là nhánh. Người xưa cho rằng nguồn gốc bắt đầu từ trời nên mới gọi là Thiên Can, còn Chi là sự chia ra ở trên mặt đất nên mới gọi là Địa Chi.
Vì người xưa đo thời gian từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn rồi chia ra từng phần một. Cụ thể, người ta lấy một cái gậy cắm ở trên mặt đất rồi dựa vào ánh sáng mặt trời chiếu hàng ngày để đo bóng của cái gậy đó mà chia ra các mốc thời gian từ sáng đến tối, rồi lấy tên Can Chi để chỉ các đơn vị thời gian và gọi là thời gian Can Chi, tức là có các mốc thời gian giờ Can Chi, ngày Can Chi, tháng Can Chi, năm Can Chi.
Vì Can thuộc về trời, thuộc về Vũ trụ, nên lấy Thiên Can theo số 10 là số thành hoàn hảo theo nguyên lý Thiên Địa sinh thành (Thiên ngũ sinh thổ địa thập thành Chi). Còn Chi vì chia ra ở trên mặt đất và lấy theo nhịp đập của quả tim con người cho nên Địa Chi mới có 12.
Do vậy mà Chi là 12, Can là 10, mười Can và mười hai Chi ghép lại với nhau sẽ có bội số chung nhỏ nhất là 60, từ đó sinh ra Can Chi hết một vòng là 60 lần thì sẽ quay lại vòng thứ hai, cho nên người ta mới gọi là vòng Giáp Tý hay Lục thập hoa Giáp.
Hàng Can được gọi tên theo thứ tự là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý; còn hàng Chi được đặt tên cho 12 con vật có mặt trên trái đất là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong 12 con vật có 11 con là ta đã biết rõ, còn một con đa số chỉ biết một cách mơ hồ, đó là con Rồng (Chi Thìn).
Có tài liệu cho rằng, con Rồng ở trong các bể nhỏ, nước trong, gần nơi sông suối chảy ra, người ta gọi đó là loài rắn biển khổng lồ; có người cho rằng, Rồng chỉ là một con hư vô do con người tưởng tượng ra cho nên con Rồng của vua thì chân tay có 5 ngón, còn Rồng của dân thì chỉ có 3 ngón mà thôi.
Nếu nói riêng về Can hay nói riêng về Chi thì người xưa cho rằng, 10 Can hay 12 Chi đều biểu tượng cho một chu kỳ phát triển của vạn vật mà người xưa lấy loài cây nói chung làm ví dụ. Như với Can Giáp là thời kỳ hạt bắt đầu nảy mầm trong lòng đất, vạn vật bắt đầu sinh, còn với Chi thì Chi Tý cũng là thời kỳ hạt cây bắt đầu nứt ra để chuẩn bị mọc mầm, vạn vật cũng bắt đầu sinh.
Cho đến thời kỳ cuối cùng của Can là Can Quý thì ứng với thời kỳ cây tàn lụi, hay cây chết, hạt của cây lại tiềm ẩn ở trong lòng đất và chuẩn bị thực hiện một chu kỳ mới, hay vạn vật cũng chuẩn bị thực hiện chu kỳ mới. Còn Địa Chi thì Chi Hợi là Chi cuối cùng cũng ứng vào thời kỳ cây đã bị tuyệt diệt chỉ còn lại hạt cây để nối tiếp vòng đời mới của cây, vạn vật cũng bước vào thực hiện một chu kỳ mới.
Nếu theo phép luận này của người xưa thì chữ Canh đứng vào hàng thứ 7 trong 10 Can, tức là đã vào thời kỳ vạn vật bắt đầu già, ví như con người đã qua tuổi thanh xuân để bước sang tuổi già.
Nhưng như vậy thì lại là người có đầy đủ kinh nghiệm sống, đã từng trải qua nhiều thử thách gian nan, nhất định đã tích lũy được nhiều bài học trên đường đời, sẵn sàng truyền lại cho con cháu mai sau. Còn ở hàng Chi thì chữ Dần đứng vào hàng thứ 3 của Địa Chi, tức là thời kỳ cây bắt đầu phát triển về thân, cành, lá, cũng ví như lớp người kế cận đang còn rất trẻ tuổi, đầy sức sống, nhưng còn ít kinh nghiệm trên đường đời.
Rõ ràng hai từ Canh Dần là sự kết hợp một già và một trẻ để cùng song hành, sự kết hợp này cần phải được chuẩn bị cho thật nhuần nhuyễn, vừa có sự bao dung của người già, vừa có sự cảm thông của lớp trẻ, được như vậy thì nghiệp lớn sẽ thành.
Theo thuyết Âm Dương ngũ hành thì Can Canh thuộc hành Kim, Chi Dần thuộc hành Mộc. Canh Kim là Kim dao búa, còn Dần Mộc lại là Mộc cây tùng bách, vậy theo quy luật của Ngũ hành là Kim khắc Mộc. Nhưng ở đây cần phải hiểu rằng, đó là dùng dao búa để đẽo cây gỗ quý làm thành những đồ vật hữu dụng, có giá trị, chứ không phải chặt cây gỗ bỏ đi. Phải chăng năm Canh Dần sẽ là năm như thế.
Theo nguyên lý của Dịch ứng dụng vào thuật Phong thủy thì chữ Canh là một trong 3 cung (Canh Dậu Tân) nằm ở phương Tây thuộc quái Đoài quản, còn chữ Dần lại thuộc phương Đông Bắc (Sửu Cấn Dần) thuộc quái Cấn quản.
Can Canh thuộc trời nên ở quái trên, Chi Dần thuộc đất sẽ là quái dưới, nên toàn hai quái ứng vào năm Canh Dần sẽ là quái Đoài trên, quái Cấn dưới, thành Trùng quái Trạch Sơn Hàm.
Trạch Sơn Hàm là Trùng quái đầu tiên của Hạ kinh trong Kinh Dịch, tượng của Trùng quái này nói rằng trong xã hội con người đối với con người trước tiên phải có Hàm, tức là phải có tình cảm, phải có sự cảm thông hay sự giao cảm, thông qua đó mới đi đến sự đoàn kết. Mà sự thông cảm sâu sắc nhất chính là tình cảm vợ chồng, hay còn gọi là Đạo vợ chồng, từ tình cảm vợ chồng đến tình cảm của cả một cộng đồng dân tộc đều lấy Hàm làm chính Đạo thì sẽ thực hiện tốt chính Đạo để cùng nhau hoàn thành sự nghiệp.
Như trên đã nêu, quái Đoài ở trên có 4 vạch là quái Âm tượng trưng cho thiếu nữ trẻ, quái Cấn ở dưới có 5 vạch là quái Dương tượng trưng cho người nam trẻ.
Nam cầu hôn mà được nữ vui vẻ nhận lời thông qua tình cảm tâm hồn thấu triệt, thông suốt từ trên xuống dưới; từ đó có thể suy rộng ra là trời đất giao cảm để sinh ra vạn vật, thánh nhân cảm hóa nhân tâm để thiên hạ thái bình; cũng có thể hiểu là nếu thấu triệt được nguyên lý của cảm ứng thì có thể hiểu được cái tâm của trời đất, của vạn vật trên trái đất này.
Năm 2010 là năm chẵn, năm ứng vào đất nước tất sẽ có chuyển biến, nên phải lấy tượng của trùng quái Trạch Sơn Hàm làm chuẩn mực, tức là lấy tình cảm tâm hồn làm đầu để thông hiểu và cảm hóa vạn vật.
Chúng ta đã biết nước Việt Nam hay có những biến đổi lớn vào những năm có số 0, số 1 và số 5 tại những con số cuối của năm, như năm 1930, năm 1945, năm 1960, năm 1975, năm 1990.
Năm nay 2010 đã có Trùng quái Trạch Sơn Hàm làm chủ, chắc chắn rằng mọi sự sẽ hanh thông, sẽ có nhiều thành công mới trên con đường đi tới tầm cao mới, từ từng gia đình đến toàn cộng đồng dân tộc.
Năm Canh Dần là năm có khí Thiếu dương tướng hỏa Tư thiên và khí Quyết âm phong mộc Tại tuyền, khí hậu sẽ có lạnh, có nóng đan xen, biến đổi thất thường, nhưng tựu chung là thiên về nóng nhiều hơn lạnh.
Mặt khác năm Canh Dần có Bát bạch Thổ tinh vào cung trung tâm (trong Cửu cung Bát quái), trùng với tiểu vận 20 năm cũng là Bát bạch Thổ tinh ở cung trung tâm, làm cho phương Tây có thủy vượng, phương Tây Nam và Đông Bắc không được xem nhẹ về sự biến đổi khí hậu, phương Bắc cần quan tâm đến những biến đổi khó lường về thời tiết.
Năm con trâu sắp qua đi, năm con hổ sắp đến, hứa hẹn nhiều bước tiến mới trên con đường xây dựng một quốc gia ngày càng vững mạnh. Hầu như từ khắp mọi miền của đất nước đều cùng chung một khí thế mới để bước vào mùa xuân đầy sức sống của năm mới này./.
Nhưng khi nói đến từ Dần thì cảm giác sợ hãi lại không còn nữa và người ta liên tưởng ngay đến năm Dần, tháng Dần hay người tuổi Dần.
Dĩ nhiên nói về từ Dần vẫn còn có ý gợi cho người ta nghĩ đến một khái niệm cụ thể về thời gian, năm tuổi hay tháng tuổi. Còn khi nói đến từ Canh thì đa số mọi người đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ và tại sao lại gọi là Canh Dần…
Vì vậy nhân dịp năm Canh Dần sắp đến xin đề cập mấy vấn đề về hai chữ Canh Dần để bạn đọc cùng tham khảo.
Thực ra hai chữ Canh Dần đã có từ xa xưa, có cách đây khoảng trên 4.000 năm, nằm trong hệ thống Can Chi.
Người xưa cho rằng đầu tiên là do Đại Náo (có người dịch là Đại Nạo) đặt ra để chỉ thời gian ngày và đêm, về sau này các nhà làm lịch dựa vào đó để gọi các đơn vị thời gian ngày, giờ, tháng, năm và gọi đó là đơn vị thời gian theo Can Chi.
Can có nghĩa là cán, là cái gốc, còn Chi có nghĩa là cành, là nhánh. Người xưa cho rằng nguồn gốc bắt đầu từ trời nên mới gọi là Thiên Can, còn Chi là sự chia ra ở trên mặt đất nên mới gọi là Địa Chi.
Vì người xưa đo thời gian từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn rồi chia ra từng phần một. Cụ thể, người ta lấy một cái gậy cắm ở trên mặt đất rồi dựa vào ánh sáng mặt trời chiếu hàng ngày để đo bóng của cái gậy đó mà chia ra các mốc thời gian từ sáng đến tối, rồi lấy tên Can Chi để chỉ các đơn vị thời gian và gọi là thời gian Can Chi, tức là có các mốc thời gian giờ Can Chi, ngày Can Chi, tháng Can Chi, năm Can Chi.
Vì Can thuộc về trời, thuộc về Vũ trụ, nên lấy Thiên Can theo số 10 là số thành hoàn hảo theo nguyên lý Thiên Địa sinh thành (Thiên ngũ sinh thổ địa thập thành Chi). Còn Chi vì chia ra ở trên mặt đất và lấy theo nhịp đập của quả tim con người cho nên Địa Chi mới có 12.
Do vậy mà Chi là 12, Can là 10, mười Can và mười hai Chi ghép lại với nhau sẽ có bội số chung nhỏ nhất là 60, từ đó sinh ra Can Chi hết một vòng là 60 lần thì sẽ quay lại vòng thứ hai, cho nên người ta mới gọi là vòng Giáp Tý hay Lục thập hoa Giáp.
Hàng Can được gọi tên theo thứ tự là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý; còn hàng Chi được đặt tên cho 12 con vật có mặt trên trái đất là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong 12 con vật có 11 con là ta đã biết rõ, còn một con đa số chỉ biết một cách mơ hồ, đó là con Rồng (Chi Thìn).
Có tài liệu cho rằng, con Rồng ở trong các bể nhỏ, nước trong, gần nơi sông suối chảy ra, người ta gọi đó là loài rắn biển khổng lồ; có người cho rằng, Rồng chỉ là một con hư vô do con người tưởng tượng ra cho nên con Rồng của vua thì chân tay có 5 ngón, còn Rồng của dân thì chỉ có 3 ngón mà thôi.
Nếu nói riêng về Can hay nói riêng về Chi thì người xưa cho rằng, 10 Can hay 12 Chi đều biểu tượng cho một chu kỳ phát triển của vạn vật mà người xưa lấy loài cây nói chung làm ví dụ. Như với Can Giáp là thời kỳ hạt bắt đầu nảy mầm trong lòng đất, vạn vật bắt đầu sinh, còn với Chi thì Chi Tý cũng là thời kỳ hạt cây bắt đầu nứt ra để chuẩn bị mọc mầm, vạn vật cũng bắt đầu sinh.
Cho đến thời kỳ cuối cùng của Can là Can Quý thì ứng với thời kỳ cây tàn lụi, hay cây chết, hạt của cây lại tiềm ẩn ở trong lòng đất và chuẩn bị thực hiện một chu kỳ mới, hay vạn vật cũng chuẩn bị thực hiện chu kỳ mới. Còn Địa Chi thì Chi Hợi là Chi cuối cùng cũng ứng vào thời kỳ cây đã bị tuyệt diệt chỉ còn lại hạt cây để nối tiếp vòng đời mới của cây, vạn vật cũng bước vào thực hiện một chu kỳ mới.
Nếu theo phép luận này của người xưa thì chữ Canh đứng vào hàng thứ 7 trong 10 Can, tức là đã vào thời kỳ vạn vật bắt đầu già, ví như con người đã qua tuổi thanh xuân để bước sang tuổi già.
Nhưng như vậy thì lại là người có đầy đủ kinh nghiệm sống, đã từng trải qua nhiều thử thách gian nan, nhất định đã tích lũy được nhiều bài học trên đường đời, sẵn sàng truyền lại cho con cháu mai sau. Còn ở hàng Chi thì chữ Dần đứng vào hàng thứ 3 của Địa Chi, tức là thời kỳ cây bắt đầu phát triển về thân, cành, lá, cũng ví như lớp người kế cận đang còn rất trẻ tuổi, đầy sức sống, nhưng còn ít kinh nghiệm trên đường đời.
Rõ ràng hai từ Canh Dần là sự kết hợp một già và một trẻ để cùng song hành, sự kết hợp này cần phải được chuẩn bị cho thật nhuần nhuyễn, vừa có sự bao dung của người già, vừa có sự cảm thông của lớp trẻ, được như vậy thì nghiệp lớn sẽ thành.
Theo thuyết Âm Dương ngũ hành thì Can Canh thuộc hành Kim, Chi Dần thuộc hành Mộc. Canh Kim là Kim dao búa, còn Dần Mộc lại là Mộc cây tùng bách, vậy theo quy luật của Ngũ hành là Kim khắc Mộc. Nhưng ở đây cần phải hiểu rằng, đó là dùng dao búa để đẽo cây gỗ quý làm thành những đồ vật hữu dụng, có giá trị, chứ không phải chặt cây gỗ bỏ đi. Phải chăng năm Canh Dần sẽ là năm như thế.
Theo nguyên lý của Dịch ứng dụng vào thuật Phong thủy thì chữ Canh là một trong 3 cung (Canh Dậu Tân) nằm ở phương Tây thuộc quái Đoài quản, còn chữ Dần lại thuộc phương Đông Bắc (Sửu Cấn Dần) thuộc quái Cấn quản.
Can Canh thuộc trời nên ở quái trên, Chi Dần thuộc đất sẽ là quái dưới, nên toàn hai quái ứng vào năm Canh Dần sẽ là quái Đoài trên, quái Cấn dưới, thành Trùng quái Trạch Sơn Hàm.
Trạch Sơn Hàm là Trùng quái đầu tiên của Hạ kinh trong Kinh Dịch, tượng của Trùng quái này nói rằng trong xã hội con người đối với con người trước tiên phải có Hàm, tức là phải có tình cảm, phải có sự cảm thông hay sự giao cảm, thông qua đó mới đi đến sự đoàn kết. Mà sự thông cảm sâu sắc nhất chính là tình cảm vợ chồng, hay còn gọi là Đạo vợ chồng, từ tình cảm vợ chồng đến tình cảm của cả một cộng đồng dân tộc đều lấy Hàm làm chính Đạo thì sẽ thực hiện tốt chính Đạo để cùng nhau hoàn thành sự nghiệp.
Như trên đã nêu, quái Đoài ở trên có 4 vạch là quái Âm tượng trưng cho thiếu nữ trẻ, quái Cấn ở dưới có 5 vạch là quái Dương tượng trưng cho người nam trẻ.
Nam cầu hôn mà được nữ vui vẻ nhận lời thông qua tình cảm tâm hồn thấu triệt, thông suốt từ trên xuống dưới; từ đó có thể suy rộng ra là trời đất giao cảm để sinh ra vạn vật, thánh nhân cảm hóa nhân tâm để thiên hạ thái bình; cũng có thể hiểu là nếu thấu triệt được nguyên lý của cảm ứng thì có thể hiểu được cái tâm của trời đất, của vạn vật trên trái đất này.
Năm 2010 là năm chẵn, năm ứng vào đất nước tất sẽ có chuyển biến, nên phải lấy tượng của trùng quái Trạch Sơn Hàm làm chuẩn mực, tức là lấy tình cảm tâm hồn làm đầu để thông hiểu và cảm hóa vạn vật.
Chúng ta đã biết nước Việt Nam hay có những biến đổi lớn vào những năm có số 0, số 1 và số 5 tại những con số cuối của năm, như năm 1930, năm 1945, năm 1960, năm 1975, năm 1990.
Năm nay 2010 đã có Trùng quái Trạch Sơn Hàm làm chủ, chắc chắn rằng mọi sự sẽ hanh thông, sẽ có nhiều thành công mới trên con đường đi tới tầm cao mới, từ từng gia đình đến toàn cộng đồng dân tộc.
Năm Canh Dần là năm có khí Thiếu dương tướng hỏa Tư thiên và khí Quyết âm phong mộc Tại tuyền, khí hậu sẽ có lạnh, có nóng đan xen, biến đổi thất thường, nhưng tựu chung là thiên về nóng nhiều hơn lạnh.
Mặt khác năm Canh Dần có Bát bạch Thổ tinh vào cung trung tâm (trong Cửu cung Bát quái), trùng với tiểu vận 20 năm cũng là Bát bạch Thổ tinh ở cung trung tâm, làm cho phương Tây có thủy vượng, phương Tây Nam và Đông Bắc không được xem nhẹ về sự biến đổi khí hậu, phương Bắc cần quan tâm đến những biến đổi khó lường về thời tiết.
Năm con trâu sắp qua đi, năm con hổ sắp đến, hứa hẹn nhiều bước tiến mới trên con đường xây dựng một quốc gia ngày càng vững mạnh. Hầu như từ khắp mọi miền của đất nước đều cùng chung một khí thế mới để bước vào mùa xuân đầy sức sống của năm mới này./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)