Dự kiến trong giai đoạn 2013-2015, tỉnh Nam Định tiếp tục triển khai 8 dự án phòng chống lụt bão, ngăn mặn trên tuyến đê biển với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, trong đó có bảy dự án chuyển tiếp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định, sau khi lập và triển khai thực hiện các dự án, tính đến cuối tháng 6/2012, tỉnh đã củng cố và nâng cấp được hơn 52km trên các tuyến đê biển, đê cửa sông (trong đó huyện Hải Hậi hơn 26km, Giao Thủy 17km, Nghĩa Hưng hơn 9km) tạo thành tuyến đê khép kín kết hợp với làm đường giao thông vành đại ven biển.
Kết cấu mặt đê rộng 5m, được gia cố bằng bêtông M250, dày 20cm) đủ cao trình chống với mức gió bão cấp 10, mức triều tần suất 5% đồng thời xây mới 8 cống qua đê, 36 mỏ kè giữ bãi bảo vệ đê. Tổng kinh phí đã thực hiện là 789,557 tỷ đồng cho sáu dự án, với tổng vốn được cấp 779,227 tỷ đồng. Hiện nay Nam Định đang triển khai thi công 7 dự án khác, với tổng kinh phí thực hiện hơn 868 tỷ đồng.
Sau gần bảy năm triển khai thi công, đến nay Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển ở tỉnh Nam Định đã có những kết quả bước đầu và được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống lụt bão, ngăn nước biển, bảo vệ an toàn tính mạnh và tài sản của nhân dân, đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế-xã hội của ba huyện ven biển là Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng.
Tỉnh Nam Định có tổng cộng 91km đê biển, thế nhưng do chủ yếu là đê đất và có nhiều đoạn xung yếu, trực diện với biển nên đã không thể chống đỡ được trước cơn bão số 7 năm 2005.
Sau sự cố vỡ đê cách đây 7 năm, Nam Định cùng với các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam đã được Trung ương quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống đê biển theo Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Mục tiêu của chương trình củng cố, nâng cấp đê biển là chủ động phòng, chống lụt bão, nước biển dâng, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển; kết hợp giữa nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, chống bão, lụt một cách chắc chắn, lâu dài với yêu cầu phục vụ khai thác tối đa tiềm năng ven biển, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo...
Trên cơ sở khảo sát thực trạng đê điều, Nam Định đã tiến hành sắp xếp thứ tự ưu tiên để lập dự án đầu tư theo nguyên tắc, theo đó ưu tiên nhất là các đoạn đê tràn cơ và hư hại trong đợt bão số 7 năm 2005, tiếp đến là các đoạn xung yếu, trực diện với biển. Đồng thời lựa chọn các nhà thầu có năng lực để thực các phần việc của từng gói thầu.
Bên cạnh đó, Nam Định thời gian qua cũng đã thực hiện tốt giải pháp trồng cây gây bồi, giảm sóng trước đê, nhất là tại các khu vực bãi bồi Cồn Ngạn, Cồn Lu (huyện Giao Thủy) và vùng Cồn Xanh (huyện Nghĩa Hưng). Ngoài các bãi cây hiện có, riêng năm 2010-2011 trồng được 37,82ha cây dọc theo tuyến đê nhằm tạo rừng ngập mặn chắn sóng trước đê.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định, với khối lượng công việc làm được trên, Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển ở trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng chống lụt bão, ngăn nước biển, bảo vệ dân sinh, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển kinh tế-xã hội của các huyện ven biển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình nâng cấp đê biển ở Nam Định cũng đang gặp phải khó khăn như vốn bố trí cho các dự án chậm, thiếu nhiều so với khối lượng thực hiện, do vậy tiến độ thường chậm./.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định, sau khi lập và triển khai thực hiện các dự án, tính đến cuối tháng 6/2012, tỉnh đã củng cố và nâng cấp được hơn 52km trên các tuyến đê biển, đê cửa sông (trong đó huyện Hải Hậi hơn 26km, Giao Thủy 17km, Nghĩa Hưng hơn 9km) tạo thành tuyến đê khép kín kết hợp với làm đường giao thông vành đại ven biển.
Kết cấu mặt đê rộng 5m, được gia cố bằng bêtông M250, dày 20cm) đủ cao trình chống với mức gió bão cấp 10, mức triều tần suất 5% đồng thời xây mới 8 cống qua đê, 36 mỏ kè giữ bãi bảo vệ đê. Tổng kinh phí đã thực hiện là 789,557 tỷ đồng cho sáu dự án, với tổng vốn được cấp 779,227 tỷ đồng. Hiện nay Nam Định đang triển khai thi công 7 dự án khác, với tổng kinh phí thực hiện hơn 868 tỷ đồng.
Sau gần bảy năm triển khai thi công, đến nay Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển ở tỉnh Nam Định đã có những kết quả bước đầu và được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống lụt bão, ngăn nước biển, bảo vệ an toàn tính mạnh và tài sản của nhân dân, đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế-xã hội của ba huyện ven biển là Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng.
Tỉnh Nam Định có tổng cộng 91km đê biển, thế nhưng do chủ yếu là đê đất và có nhiều đoạn xung yếu, trực diện với biển nên đã không thể chống đỡ được trước cơn bão số 7 năm 2005.
Sau sự cố vỡ đê cách đây 7 năm, Nam Định cùng với các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam đã được Trung ương quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống đê biển theo Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Mục tiêu của chương trình củng cố, nâng cấp đê biển là chủ động phòng, chống lụt bão, nước biển dâng, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển; kết hợp giữa nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, chống bão, lụt một cách chắc chắn, lâu dài với yêu cầu phục vụ khai thác tối đa tiềm năng ven biển, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo...
Trên cơ sở khảo sát thực trạng đê điều, Nam Định đã tiến hành sắp xếp thứ tự ưu tiên để lập dự án đầu tư theo nguyên tắc, theo đó ưu tiên nhất là các đoạn đê tràn cơ và hư hại trong đợt bão số 7 năm 2005, tiếp đến là các đoạn xung yếu, trực diện với biển. Đồng thời lựa chọn các nhà thầu có năng lực để thực các phần việc của từng gói thầu.
Bên cạnh đó, Nam Định thời gian qua cũng đã thực hiện tốt giải pháp trồng cây gây bồi, giảm sóng trước đê, nhất là tại các khu vực bãi bồi Cồn Ngạn, Cồn Lu (huyện Giao Thủy) và vùng Cồn Xanh (huyện Nghĩa Hưng). Ngoài các bãi cây hiện có, riêng năm 2010-2011 trồng được 37,82ha cây dọc theo tuyến đê nhằm tạo rừng ngập mặn chắn sóng trước đê.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định, với khối lượng công việc làm được trên, Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển ở trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng chống lụt bão, ngăn nước biển, bảo vệ dân sinh, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển kinh tế-xã hội của các huyện ven biển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình nâng cấp đê biển ở Nam Định cũng đang gặp phải khó khăn như vốn bố trí cho các dự án chậm, thiếu nhiều so với khối lượng thực hiện, do vậy tiến độ thường chậm./.
Nguyễn Trường (TTXVN)