Giới chức Nam Sudan ngày 14/3 cho biết đã yêu cầu các công ty dầu khí trong nước nối lại hoạt động sản xuất, chấm dứt 14 tháng ngừng trệ do các cuộc xung đột với nước láng giềng Sudan.
Theo Bộ trưởng Dầu khí Nam Sudan Stephen Dhieu Dau, các công ty dầu khí và điều khiển đường dẫn dầu nước ngoài cũng ngay lập tức được yêu cầu khôi phục và thiết lập lại hoạt động khai thác và sản xuất dầu thô.
Yêu cầu trên được đưa ra sau khi Nam Sudan và Sudan kí kết thỏa thuận khôi phục các hoạt động khai thác dầu khí giữa hai nước ngày 12/3 vừa qua.
Tuy nhiên, phải mất nhiều tuần để các công ty này mở lại các đường ống dẫn dầu đã khóa suốt 14 tháng qua.
Tháng 10/2012, Nam Sudan đã đưa ra yêu cầu tương tự đối với các công ty dầu khí, song Khartoum đã hủy bỏ thỏa thuận sau khi cáo buộc Nam Sudan ủng hộ các phiến quân hoạt động trên lãnh thổ Sudan.
Nguồn ngân sách của hai nước láng giềng này ngày càng cạn kiệt kể từ khi Nam Sudan đóng cửa khu vực khai thác và sản xuất dầu mỏ một năm trước do xung đột và cáo buộc Sudan trộm dầu thô.
Xung đột cùng những cáo buộc lẫn nhau đã khiến hai nước không thể thực hiện một loạt thỏa thuận.
Tuy nhiên, Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir đã nhận lời mời đến Nam Sudan sau khi đạt được thỏa thuận nối lại các hoạt động dầu khí.
Sau khi tách ra độc lập tháng 7/2011, Nam Sudan sở hữu hơn 60% trữ lượng dầu mỏ của nước Sudan thống nhất trước đó, trong khi các đường ống dẫn, các nhà máy lọc dầu cùng cảng duy nhất lại nằm ở Sudan./.
Theo Bộ trưởng Dầu khí Nam Sudan Stephen Dhieu Dau, các công ty dầu khí và điều khiển đường dẫn dầu nước ngoài cũng ngay lập tức được yêu cầu khôi phục và thiết lập lại hoạt động khai thác và sản xuất dầu thô.
Yêu cầu trên được đưa ra sau khi Nam Sudan và Sudan kí kết thỏa thuận khôi phục các hoạt động khai thác dầu khí giữa hai nước ngày 12/3 vừa qua.
Tuy nhiên, phải mất nhiều tuần để các công ty này mở lại các đường ống dẫn dầu đã khóa suốt 14 tháng qua.
Tháng 10/2012, Nam Sudan đã đưa ra yêu cầu tương tự đối với các công ty dầu khí, song Khartoum đã hủy bỏ thỏa thuận sau khi cáo buộc Nam Sudan ủng hộ các phiến quân hoạt động trên lãnh thổ Sudan.
Nguồn ngân sách của hai nước láng giềng này ngày càng cạn kiệt kể từ khi Nam Sudan đóng cửa khu vực khai thác và sản xuất dầu mỏ một năm trước do xung đột và cáo buộc Sudan trộm dầu thô.
Xung đột cùng những cáo buộc lẫn nhau đã khiến hai nước không thể thực hiện một loạt thỏa thuận.
Tuy nhiên, Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir đã nhận lời mời đến Nam Sudan sau khi đạt được thỏa thuận nối lại các hoạt động dầu khí.
Sau khi tách ra độc lập tháng 7/2011, Nam Sudan sở hữu hơn 60% trữ lượng dầu mỏ của nước Sudan thống nhất trước đó, trong khi các đường ống dẫn, các nhà máy lọc dầu cùng cảng duy nhất lại nằm ở Sudan./.
(TTXVN)