Hội thảo cải cách thể chế do Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương (CIEM) với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam giai đoạn 2 do Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID/VNCI) tài trợ, đã diễn ra ngày 9/9 tại Hà Nội.
Nhìn nhận về công cuộc cải cách của Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là cải cách thể chế, các chuyên gia nhấn mạnh đến việc Việt Nam cần rà soát các quy định cản trở đổi mới hoặc tạo gánh nặng không cần thiết cho thương mại, đầu tư, hiệu quả kinh tế, cũng như các quy định không còn phù hợp hoặc được thiết kế không tốt dẫn đến không đạt được mục tiêu chính sách dự kiến.
Scott Jacobs - chuyên gia quốc tế cao cấp về cải cách thể chế đến từ USAID/VNCI cho rằng cần có làn sóng thứ ba (ngoài hai làn sóng vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường và tăng cường tự do kinh tế), trong đó có cải cách thể chế về thị trường lao động, cơ sở hạ tầng, rủi ro và chi phí trong chính sách kinh tế, xã hội, đầu tư và thương mại để thúc đẩy sự thịnh vượng của Việt Nam.
Chuyên gia này khẳng định Việt Nam có khả năng thành công trong cải cách thể chế cao hơn so với Hàn Quốc hoặc Singapore.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cải cách thể chế đóng vai trò thiết yếu để Việt Nam không chỉ cắt giảm quan liêu giấy tờ thông qua việc rà soát các quy định hiện hành và cải thiện công tác thực thi mà còn nâng cao chất lượng của các quy định mới thông qua việc đánh giá tác động trước khi văn bản được ban hành.
Các văn bản khi đi vào thực thi sẽ giúp giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, tăng tính minh bạch và tối đa hóa nguồn lực quốc gia, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Kiến nghị cải cách cho 5 năm 2011-2015, Tiến sĩ Cung cho rằng thể chế vẫn là khâu đột phá của chiến lược, cần tách cải cách thể chế thành một khâu, một lĩnh vực riêng khỏi cách cách hành chính nói chung; tập trung vào đúng trọng tâm của cải cách thể chế là quy trình công cụ, tiêu chuẩn chất lượng và bộ máy, cơ chế kiểm soát và quản lý chất lượng pháp luật, chính sách chứ không phải là các văn bản chính sách./.
Nhìn nhận về công cuộc cải cách của Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là cải cách thể chế, các chuyên gia nhấn mạnh đến việc Việt Nam cần rà soát các quy định cản trở đổi mới hoặc tạo gánh nặng không cần thiết cho thương mại, đầu tư, hiệu quả kinh tế, cũng như các quy định không còn phù hợp hoặc được thiết kế không tốt dẫn đến không đạt được mục tiêu chính sách dự kiến.
Scott Jacobs - chuyên gia quốc tế cao cấp về cải cách thể chế đến từ USAID/VNCI cho rằng cần có làn sóng thứ ba (ngoài hai làn sóng vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường và tăng cường tự do kinh tế), trong đó có cải cách thể chế về thị trường lao động, cơ sở hạ tầng, rủi ro và chi phí trong chính sách kinh tế, xã hội, đầu tư và thương mại để thúc đẩy sự thịnh vượng của Việt Nam.
Chuyên gia này khẳng định Việt Nam có khả năng thành công trong cải cách thể chế cao hơn so với Hàn Quốc hoặc Singapore.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cải cách thể chế đóng vai trò thiết yếu để Việt Nam không chỉ cắt giảm quan liêu giấy tờ thông qua việc rà soát các quy định hiện hành và cải thiện công tác thực thi mà còn nâng cao chất lượng của các quy định mới thông qua việc đánh giá tác động trước khi văn bản được ban hành.
Các văn bản khi đi vào thực thi sẽ giúp giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, tăng tính minh bạch và tối đa hóa nguồn lực quốc gia, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Kiến nghị cải cách cho 5 năm 2011-2015, Tiến sĩ Cung cho rằng thể chế vẫn là khâu đột phá của chiến lược, cần tách cải cách thể chế thành một khâu, một lĩnh vực riêng khỏi cách cách hành chính nói chung; tập trung vào đúng trọng tâm của cải cách thể chế là quy trình công cụ, tiêu chuẩn chất lượng và bộ máy, cơ chế kiểm soát và quản lý chất lượng pháp luật, chính sách chứ không phải là các văn bản chính sách./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)