NASA chính thức khởi động sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng của Sao Mộc

Sứ mệnh Clipper Europa sẽ nghiên cứu chi tiết Europa, một trong những Mặt Trăng của Sao Mộc và tìm hiểu xem liệu các điều kiện trên Mặt Trăng băng giá này có thích hợp cho sự sống hay không.
NASA chính thức khởi động sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng của Sao Mộc ảnh 1NASA khởi động sứ mệnh Europa Clipper về thám hiểm sâu Mặt Trăng Europa của Sao Mộc. (Nguồn: NASA)

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 19/8 thông báo chính thức khởi động sứ mệnh Europa Clipper về thám hiểm sâu Mặt Trăng Europa của Sao Mộc.

Thông báo cho biết quyết định này sẽ cho phép hoàn thành thiết kế cuối cùng và sau đó là chế tạo và thử nghiệm tàu vũ trụ và các thiết bị khoa học mang theo.

Ông Thomas Zurbuchen, một quan chức cấp cao của NASA, cho biết :"Chúng tôi rất vui mừng với quyết định đẩy sứ mệnh Europa Clipper tiến thêm một bước quan trọng tới gần việc khám phá những bí ẩn của thế giới vô cùng tận này. Chúng tôi đang dựa vào những hiểu biết khoa học từ tàu Galileo và Cassini và đang nỗ lực để tiến xa hơn trong việc hiểu nguồn gốc vũ trụ của chúng ta và thậm chí cả sự sống trong vũ trụ."

[Phát hiện tiểu hành tinh nhỏ bất thường, có số ngày trong năm ít nhất]

Sứ mệnh Clipper Europa của NASA sẽ tiến hành nghiên cứu chi tiết Europa, một trong những Mặt Trăng của Sao Mộc và nghiên cứu xem liệu các điều kiện trên Mặt Trăng băng giá này có thích hợp cho sự sống hay không.

NASA đang nỗ lực hoàn thành tàu vũ trụ Europa Clipper để sẵn sàng phóng lên vũ trụ đầu năm 2023./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.