Có lẽ, chẳng ở nơi đâu, không khí Tết lại đến sớm như với làng nghề gói bánh chưng Tranh Khúc, Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội. Từ những ngày đầu tháng Chạp, cả cái làng nhỏ bé ấy đã rộn ràng bởi một nhịp sinh hoạt hoàn toàn mới.
Nhận ra làng từ khói bếp
Duy, một người con xa Tranh Khúc đang làm ở một công ty máy tính giữa lòng phố thị, một hôm đầu tháng Chạp bỗng đứng ngồi không yên. Gã trai Thanh Trì ngong ngóng nhìn chiếc đồng hồ treo trên bức tường loang lổ của quán café cũ kỹ. Gã bảo, bắt đầu từ những ngày này đến ra Giêng, gã sẽ không về nhà trọ ngủ nữa. Duy sẽ về quê tối tối để trực nồi bánh trưng cho cả nhà, để được hưởng cái Tết sớm hơn một chút so với “thiên hạ” theo cách gã châm biếm.
Làng Tranh Khúc từ bao lâu vẫn cứ nằm nép mình bên một khúc quanh nhỏ từ đê tả sông Hồng vào. Những người con xa, cứ thấy trời lạnh tái tê, thấy hoa đào nở là lại muốn quay trở về cái nơi chôn rau cắt rốn ấy của mình. Từ xa xa trên triền đê, bất kể giờ phút nào, chỉ cần nhìn làn khói nghi ngút bốc lên từ mái bếp các nhà, họ đã nhận ra tranh khúc.
Khẽ cười, Duy chỉ tay ra xa xa, mấy mái nhà lúp xúp đang nổi khói như những vành khăn mỏng, gã bảo: “Từ tháng này, nhà nào cũng hối hả gói bánh. Hộ ít cũng 4-5 nồi bánh đặt trong bếp nên cứ theo khói bốc lên sẽ tìm được làng.”
Bước chân vào làng, điều đầu tiên đập vào mắt khách là la liệt lá dong xếp chồng xanh mướt, la liệt lạt chẻ thơm mùi mai mới. Khác với những ngày thường, khi mỗi nhà trong thôn chỉ nấu vài trăm chiếc đổ hàng cho các mối quen, thì từ giờ đến 28,29 Tết, các hộ sẽ phải căng mình ra để “mang Tết” về cho thiên hạ.
Chị Nguyễn Thị Mai, Đội 1, thôn Tranh Khúc cho hay, vào dịp cuối năm, thông thường, mỗi gia đình ở đây đều căng mình ra làm bánh với cường độ hơn 100 chiếc/một giờ.
Nói về công đoạn làm bánh, nghệ nhân Nguyễn Văn Thanh không giấu được niềm tự hào. Ông Thanh bảo, để làm được một chiếc bánh vừa đẹp vừa ngon, người dân phải chuẩn bị lá dong từ nhiều ngày trước. Lá phải to, bản rộng, xanh mướt. Khi được cắt ra khỏi cây, lá được rửa sạch, xếp thành tập. Lạt chẻ nhỏ, dai. Gạo nếp cũng phải chọn loại ngon, đỗ đồ kỹ.
Với những nguyên liệu ấy, làng Tranh Khúc những ngày này bỗng dưng biến thành làng dong, làng lạt. Bước chân vào làng đã thấy mùi đỗ đồ nức lên ngào ngạt.
Nói về nghề nấu bánh chưng thuê, Duy cho hay, cả thôn được chia làm 3 đội, nhưng làm bánh sôi nổi nhất, có tiếng nhất phải kể đến Tranh “gốc” và Tranh “ngọn”. Có lẽ khắp Bắc Bộ Việt Nam, chẳng ở đâu mà từ già đến trẻ đều thuộc lòng các khâu gói bánh như dân Tranh Khúc. Cả gia đình mỗi người một tay. Cụ già quét dọn sân vườn và sắp lá dong. Những người trẻ hơn thì tỉ mỉ vo nhân bánh với đậu xanh nấu chin và thịt lợn rọi. Xong đâu đấy, cả nhà lại hí húi gói bánh.
Không khí Tết len lỏi vào ngay từ những ngày thường, “nóng dần” lên từ 20 tháng Chạp. Với dân Tranh Khúc, ngày nào cũng có bánh chưng, ngày nào cũng là Tết. Nhà nào cũng có 6-7 nồi lớn để đồng loạt nhóm bếp đỏ lửa. Giá bánh dao động từ 30-50 nghìn/chiếc, yêu cầu nào cũng đáp ứng hết.
Níu giữ hồn Tết quê
Trái với không khí nấu bánh rộn ràng ở các làng nghề, trong nội thành, có những khu phố “bói không ra” một nhà nấu bánh chưng. Hình ảnh ấm lòng với đông đủ các thành viên gia đình sum vầy quanh bếp lửa hồng dường như đang bị “tuyệt chủng”. Giữa những khu nhà cao tầng san sát nhau, đường phố chen chúc người, những ông bố bà mẹ trẻ đang hướng toàn bộ sự quan tâm của mình cho việc mua sắm hơn là “dốc lòng” vào nồi bánh.
Ở khu D, khu tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, người dân tự hào có một “lò bánh chưng” ngay giữa khu phố. Lò nấu bánh mini do cặp vợ chồng hơn 60 tuổi thành lập ra. Cứ đến giáp Tết, bà Huyền và ông Mạnh (nhà D, tập thể Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân) lại khấp khởi gõ cửa từng nhà để liệt kê danh sách nấu bánh. Năm nào ông bà cũng nấu bánh, “đam mê” gói bánh chưng khiến ông Mạnh không từ bỏ được sở thích được chờ đợi giây phút vớt bánh.
Nhà trên tầng 3 của khu tập thể cũ kĩ chật hẹp, hai ông bà xin phép tổ dân phố được nấu bánh ngay dưới chân cầu thang. Nhà neo người, hễ hàng xóm muốn nấu bánh là ông bà nhiệt tình nhận giúp. Có nhà góp gạo, có nhà góp tiền, có nhà tự tay gói bánh và “nhường quyền” đun bánh, vớt bánh cho ông bà. Năm nào cũng có ít nhất 10 gia đình chung tay với bà Huyền đun một nồi bánh chừng 50-60 chiếc:.
“Cảm giác cả xóm cùng thao thức đợi bánh, trẻ con cũng háo hức, mỏi chân quá thì chúng nô đùa lăng xăng dưới sân thật ấm cúng. Giờ, mua bánh cũng phải chọn lựa địa chỉ tin cậy, nhờ người gói bánh cũng phải “chọn mặt gửi vàng,”” một người dân trong khu tập thể không giấu nổi niềm háo hức.
Bác Trần Thị Thịnh (Mỹ Đình, Từ Liêm) vốn rất đoảng, không hề biết gói bánh chưng. Thấy các con quá bận rộn công việc cuối năm, lại sợ bánh chưng bán bên ngoài không sạch sẽ, từ Tết 2008, bà quyết tâm nấu bánh cho các con. Nhà có 4 đứa, đứa nào cũng làm ngoại giao, du lịch; bạn bè chúng nó rất nhiều người nước ngoài, ưa chuộng bánh chưng cổ truyền Việt Nam.
Ban đầu bà về quê học gói bánh, rồi nhờ cô em gái trợ giúp nấu một nồi bánh nhỏ chừng 20 chiếc, đun xình xịch ngoài sân. Sau bà Thịnh tự tay làm từ A đến Z, từ gói cho đến vớt bánh và sửa soạn cúng đêm 30. Cứ đến 27 Tết là bà ngâm gạo, rửa lá dong, mua dây nilon về gói bánh. Mỗi đứa bà gửi 10 cái, bà hồ hởi “Chúng nó ăn thì ít, mà tặng bạn bè ngoại quốc là nhiều. Vui vì bánh chưng làm cầu nối tình cảm cho các con, tôi càng thích làm. Làm mãi đâm ra 'nghiện', năm nào không làm là thấy rảnh rỗi, thừa thãi”.
Chị Hà Vân- con gái bà Thịnh (hiện đang làm tại Bộ Ngoại giao) thậm chí “lăng xê” bánh của mẹ sang tận Châu Phi, trong một lần công tác đúng dịp Tết: “Có bà ngoại nấu bánh, hai con trai tôi được hiểu thêm về các khâu làm bánh, cách gói bánh, thành phần trong nhân bánh… Chúng đã biết nắm nhân giúp bà gói bánh.”
Đã có những món bánh quê bị đẩy lùi vào dĩ vàng, nhiều thứ bánh quê trẻ em thành phố chưa từng biết đến đã kịp “mất tích”. Những chiếc bánh đúc, bánh nẳng, bánh gạo rang… lẩn khuất đâu đó, dần xa lạ với cuộc sống xô bồ của cơn lốc đô thị hóa. Bánh chưng vốn dĩ đã là thứ bánh cổ truyền của dân tộc, là món quà thiêng liêng trong câu chuyện cổ tích Lang Liêu đầy hư ảo, không thể vắng mặt trong ngày Tết. Dù không còn xuất hiện trong bếp ăn của những gia đình hiện đại mỗi dịp Xuân về, nhưng may mắn thay, vẫn có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều người dân khéo tay nâng niu và giữ gìn một trong những hình ảnh đẹp nhất của Tết cổ truyền./.
Nhận ra làng từ khói bếp
Duy, một người con xa Tranh Khúc đang làm ở một công ty máy tính giữa lòng phố thị, một hôm đầu tháng Chạp bỗng đứng ngồi không yên. Gã trai Thanh Trì ngong ngóng nhìn chiếc đồng hồ treo trên bức tường loang lổ của quán café cũ kỹ. Gã bảo, bắt đầu từ những ngày này đến ra Giêng, gã sẽ không về nhà trọ ngủ nữa. Duy sẽ về quê tối tối để trực nồi bánh trưng cho cả nhà, để được hưởng cái Tết sớm hơn một chút so với “thiên hạ” theo cách gã châm biếm.
Làng Tranh Khúc từ bao lâu vẫn cứ nằm nép mình bên một khúc quanh nhỏ từ đê tả sông Hồng vào. Những người con xa, cứ thấy trời lạnh tái tê, thấy hoa đào nở là lại muốn quay trở về cái nơi chôn rau cắt rốn ấy của mình. Từ xa xa trên triền đê, bất kể giờ phút nào, chỉ cần nhìn làn khói nghi ngút bốc lên từ mái bếp các nhà, họ đã nhận ra tranh khúc.
Khẽ cười, Duy chỉ tay ra xa xa, mấy mái nhà lúp xúp đang nổi khói như những vành khăn mỏng, gã bảo: “Từ tháng này, nhà nào cũng hối hả gói bánh. Hộ ít cũng 4-5 nồi bánh đặt trong bếp nên cứ theo khói bốc lên sẽ tìm được làng.”
Bước chân vào làng, điều đầu tiên đập vào mắt khách là la liệt lá dong xếp chồng xanh mướt, la liệt lạt chẻ thơm mùi mai mới. Khác với những ngày thường, khi mỗi nhà trong thôn chỉ nấu vài trăm chiếc đổ hàng cho các mối quen, thì từ giờ đến 28,29 Tết, các hộ sẽ phải căng mình ra để “mang Tết” về cho thiên hạ.
Chị Nguyễn Thị Mai, Đội 1, thôn Tranh Khúc cho hay, vào dịp cuối năm, thông thường, mỗi gia đình ở đây đều căng mình ra làm bánh với cường độ hơn 100 chiếc/một giờ.
Nói về công đoạn làm bánh, nghệ nhân Nguyễn Văn Thanh không giấu được niềm tự hào. Ông Thanh bảo, để làm được một chiếc bánh vừa đẹp vừa ngon, người dân phải chuẩn bị lá dong từ nhiều ngày trước. Lá phải to, bản rộng, xanh mướt. Khi được cắt ra khỏi cây, lá được rửa sạch, xếp thành tập. Lạt chẻ nhỏ, dai. Gạo nếp cũng phải chọn loại ngon, đỗ đồ kỹ.
Với những nguyên liệu ấy, làng Tranh Khúc những ngày này bỗng dưng biến thành làng dong, làng lạt. Bước chân vào làng đã thấy mùi đỗ đồ nức lên ngào ngạt.
Nói về nghề nấu bánh chưng thuê, Duy cho hay, cả thôn được chia làm 3 đội, nhưng làm bánh sôi nổi nhất, có tiếng nhất phải kể đến Tranh “gốc” và Tranh “ngọn”. Có lẽ khắp Bắc Bộ Việt Nam, chẳng ở đâu mà từ già đến trẻ đều thuộc lòng các khâu gói bánh như dân Tranh Khúc. Cả gia đình mỗi người một tay. Cụ già quét dọn sân vườn và sắp lá dong. Những người trẻ hơn thì tỉ mỉ vo nhân bánh với đậu xanh nấu chin và thịt lợn rọi. Xong đâu đấy, cả nhà lại hí húi gói bánh.
Không khí Tết len lỏi vào ngay từ những ngày thường, “nóng dần” lên từ 20 tháng Chạp. Với dân Tranh Khúc, ngày nào cũng có bánh chưng, ngày nào cũng là Tết. Nhà nào cũng có 6-7 nồi lớn để đồng loạt nhóm bếp đỏ lửa. Giá bánh dao động từ 30-50 nghìn/chiếc, yêu cầu nào cũng đáp ứng hết.
Níu giữ hồn Tết quê
Trái với không khí nấu bánh rộn ràng ở các làng nghề, trong nội thành, có những khu phố “bói không ra” một nhà nấu bánh chưng. Hình ảnh ấm lòng với đông đủ các thành viên gia đình sum vầy quanh bếp lửa hồng dường như đang bị “tuyệt chủng”. Giữa những khu nhà cao tầng san sát nhau, đường phố chen chúc người, những ông bố bà mẹ trẻ đang hướng toàn bộ sự quan tâm của mình cho việc mua sắm hơn là “dốc lòng” vào nồi bánh.
Ở khu D, khu tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, người dân tự hào có một “lò bánh chưng” ngay giữa khu phố. Lò nấu bánh mini do cặp vợ chồng hơn 60 tuổi thành lập ra. Cứ đến giáp Tết, bà Huyền và ông Mạnh (nhà D, tập thể Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân) lại khấp khởi gõ cửa từng nhà để liệt kê danh sách nấu bánh. Năm nào ông bà cũng nấu bánh, “đam mê” gói bánh chưng khiến ông Mạnh không từ bỏ được sở thích được chờ đợi giây phút vớt bánh.
Nhà trên tầng 3 của khu tập thể cũ kĩ chật hẹp, hai ông bà xin phép tổ dân phố được nấu bánh ngay dưới chân cầu thang. Nhà neo người, hễ hàng xóm muốn nấu bánh là ông bà nhiệt tình nhận giúp. Có nhà góp gạo, có nhà góp tiền, có nhà tự tay gói bánh và “nhường quyền” đun bánh, vớt bánh cho ông bà. Năm nào cũng có ít nhất 10 gia đình chung tay với bà Huyền đun một nồi bánh chừng 50-60 chiếc:.
“Cảm giác cả xóm cùng thao thức đợi bánh, trẻ con cũng háo hức, mỏi chân quá thì chúng nô đùa lăng xăng dưới sân thật ấm cúng. Giờ, mua bánh cũng phải chọn lựa địa chỉ tin cậy, nhờ người gói bánh cũng phải “chọn mặt gửi vàng,”” một người dân trong khu tập thể không giấu nổi niềm háo hức.
Bác Trần Thị Thịnh (Mỹ Đình, Từ Liêm) vốn rất đoảng, không hề biết gói bánh chưng. Thấy các con quá bận rộn công việc cuối năm, lại sợ bánh chưng bán bên ngoài không sạch sẽ, từ Tết 2008, bà quyết tâm nấu bánh cho các con. Nhà có 4 đứa, đứa nào cũng làm ngoại giao, du lịch; bạn bè chúng nó rất nhiều người nước ngoài, ưa chuộng bánh chưng cổ truyền Việt Nam.
Ban đầu bà về quê học gói bánh, rồi nhờ cô em gái trợ giúp nấu một nồi bánh nhỏ chừng 20 chiếc, đun xình xịch ngoài sân. Sau bà Thịnh tự tay làm từ A đến Z, từ gói cho đến vớt bánh và sửa soạn cúng đêm 30. Cứ đến 27 Tết là bà ngâm gạo, rửa lá dong, mua dây nilon về gói bánh. Mỗi đứa bà gửi 10 cái, bà hồ hởi “Chúng nó ăn thì ít, mà tặng bạn bè ngoại quốc là nhiều. Vui vì bánh chưng làm cầu nối tình cảm cho các con, tôi càng thích làm. Làm mãi đâm ra 'nghiện', năm nào không làm là thấy rảnh rỗi, thừa thãi”.
Chị Hà Vân- con gái bà Thịnh (hiện đang làm tại Bộ Ngoại giao) thậm chí “lăng xê” bánh của mẹ sang tận Châu Phi, trong một lần công tác đúng dịp Tết: “Có bà ngoại nấu bánh, hai con trai tôi được hiểu thêm về các khâu làm bánh, cách gói bánh, thành phần trong nhân bánh… Chúng đã biết nắm nhân giúp bà gói bánh.”
Đã có những món bánh quê bị đẩy lùi vào dĩ vàng, nhiều thứ bánh quê trẻ em thành phố chưa từng biết đến đã kịp “mất tích”. Những chiếc bánh đúc, bánh nẳng, bánh gạo rang… lẩn khuất đâu đó, dần xa lạ với cuộc sống xô bồ của cơn lốc đô thị hóa. Bánh chưng vốn dĩ đã là thứ bánh cổ truyền của dân tộc, là món quà thiêng liêng trong câu chuyện cổ tích Lang Liêu đầy hư ảo, không thể vắng mặt trong ngày Tết. Dù không còn xuất hiện trong bếp ăn của những gia đình hiện đại mỗi dịp Xuân về, nhưng may mắn thay, vẫn có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều người dân khéo tay nâng niu và giữ gìn một trong những hình ảnh đẹp nhất của Tết cổ truyền./.
Sơn Bách (Vietnam+)