Sáng 15/6, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 12 làm việc tại hội trường về Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vấn đề đang thu hút sự theo dõi của dư luận xã hội.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ bên hành lang kỳ họp, Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Ủy viên Ủy ban văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam nhấn mạnh: Khu vực Hà Nội cổ, cái không gian cũ ấy có nền đất không thích hợp để xây dựng nên các công trình ngầm, những nhà lớn. Do vậy ta phải bảo tồn nó và bên cạnh đó là phải tìm những vùng đất mới, chọn giải pháp là tạo ra những đô thị vệ tinh, tạo ra những vùng đệm để giữ lại những di sản văn hóa, tôi cho là đúng đắn.
- Thưa ông, ông có ý kiến gì về bản đồ án rất quan trọng này?
Ông Dương Trung Quốc: Như tôi đã nói, nếu cách đây hai năm ván đã đóng thuyền về quyết định mở rộng Hà Nội rồi thì công việc của chúng ta hiện giờ là làm sao cho con thuyền đấy nó to, đẹp và bền vững hơn để là đầu tàu thúc đẩy cho đất nước, cho Thủ đô phát triển.
Bản đồ án quy hoạch này là tổng hợp nhiều yếu tố, chứa đựng nhiều nội hàm phong phú đa dạng nhưng không kém phần phức tạp. Tôi luôn muốn nhắc đến lợi ích của những ai tham gia vào dự án này từ người dân cho đến những người có trách nhiệm.
Nó là lợi ích chính đáng nếu nó đảm bảo được đời sống của mỗi cá nhân, mỗi một công dân Thủ đô gắn với lợi ích cộng đồng xã hội để cùng phát triển.
Tôi nhấn mạnh việc lấy lõi trung tâm là Hà Nội xưa, Hà Nội cổ, Hà Nội là nơi vua Lý Công Uẩn đến, đó là lịch sử, nhưng ẩn chứa trong nó là sự phát triển.
Nếu vua Lý Công Uẩn dời đô theo cách nghĩ thông thường là về chỗ cũ, chỗ vua Ngô Quyền hay vua An Dương Vương ở Cổ Loa trước đó thì không có được biểu tượng là "Rồng bay lên."
Mọi người cũng tranh luận rất nhiều về "trục Thăng Long", có người nói nó là "ngõ cụt" hay thế này thế khác. Nhưng ta cũng quan tâm đến yếu tố tâm linh và phong thủy nữa.
Trước đây tôi cũng có được xem bản đồ án ban đầu của nhà tư vấn thì họ muốn làm con đường cảnh quan, có sự kết nối, nương vào địa hình, quy mô không lớn, giữ lại được sinh thái, môi trường xã hội, văn hóa mà nó đi qua, tuyệt đối tránh sự đô thị hóa hai bên đường. Đó là một cách nhìn hay. Nhưng nếu phát triển thành trục lộ lớn thì đương nhiên sẽ tạo nên một giá trị đất đai và tạo điểm nhấn về mặt đô thị. Mỗi phương án nó có cái lý của nó. Vấn đề là ta phải tìm ra cái cốt lõi. Nếu mục tiêu ta lấy là đô thị xanh, đô thị văn hiến thì nên lấy một phương án thích hợp. Còn nếu như đô thị chỉ là hiện đại, hoành tráng thì lại khác.
Tôi nghĩ những người có trách nhiệm nên cân nhắc để tạo nên sự đồng thuận của ngày hôm nay cái đã. Không có cái nào là vĩnh viễn cả, nó sẽ được điều chỉnh trong tương lai, phù hợp với sự phát triển của Hà Nội, của xã hội.
Vấn đề nữa tôi muốn nói đến là xây dựng ở đây đừng quên bóng dáng con người. Ai là người chủ nhân của nó. Ai là người hưởng thụ nó và ai là người quản lý nó. Việc sáp nhập Hà Nội với Hà Tây rõ ràng là mở ra nhiều thuận lợi nhưng cũng đòi hỏi chúng ta phải vượt qua những thách thức lớn. Chúng ta phải quan tâm đến một quy hoạch văn hóa, quy hoạch xây dựng con người. Yếu tố con người tác động rất mạnh vào đây, đó là lợi ích. Chúng ta đừng né tránh lợi ích, đấy chính là động lực phát triển.
- Vậy trăn trở nhất của ông là gì khi theo dõi bản đồ án này?
Ông Dương Trung Quốc: Là tính khả thi. Nó còn phụ thuộc vào những người nào làm cho đồ án này trở thành hiện thực. Nó đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thực tiễn, đáp ứng những lợi ích chính đáng của mỗi con người chứ không nên nhân danh một lợi ích nào xa xôi cả. Tổng hòa những lợi ích chính đáng của công dân chính là lợi ích của nhà nước.
- Đây là một siêu dự án, có số vốn thực hiện lên tới hàng tỷ USD. Vậy làm sao để nó thực sự đi vào thực tiễn, đóng góp vào lợi ích phát triển của đất nước mà không phải là những quy hoạch treo?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi không sợ về mặt tài chính. Tôi nghĩ nếu có một cơ chế tốt thì hoàn toàn có thể.
- Thực tế là người dân ở khu phố cổ thà sống trong môi trường chật hẹp còn hơn là phải đi ra ngoài?
Ông Dương Trung Quốc: Cái chính là phải thay đổi tập tính con người đi. Tôi tin giới trẻ sẽ hưởng ứng và chấp nhận. Tôi nghĩ rằng tập tính con người có thể thay đổi nếu ta xây dựng được hệ thống giá trị hợp lý và bảo đảm cho nó.
- Nhưng thưa ông cần phải có thời gian?
Ông Dương Trung Quốc: 40-50 năm nữa là nhiều lắm rồi.
Xin cảm ơn ông./.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ bên hành lang kỳ họp, Nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Ủy viên Ủy ban văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam nhấn mạnh: Khu vực Hà Nội cổ, cái không gian cũ ấy có nền đất không thích hợp để xây dựng nên các công trình ngầm, những nhà lớn. Do vậy ta phải bảo tồn nó và bên cạnh đó là phải tìm những vùng đất mới, chọn giải pháp là tạo ra những đô thị vệ tinh, tạo ra những vùng đệm để giữ lại những di sản văn hóa, tôi cho là đúng đắn.
- Thưa ông, ông có ý kiến gì về bản đồ án rất quan trọng này?
Ông Dương Trung Quốc: Như tôi đã nói, nếu cách đây hai năm ván đã đóng thuyền về quyết định mở rộng Hà Nội rồi thì công việc của chúng ta hiện giờ là làm sao cho con thuyền đấy nó to, đẹp và bền vững hơn để là đầu tàu thúc đẩy cho đất nước, cho Thủ đô phát triển.
Bản đồ án quy hoạch này là tổng hợp nhiều yếu tố, chứa đựng nhiều nội hàm phong phú đa dạng nhưng không kém phần phức tạp. Tôi luôn muốn nhắc đến lợi ích của những ai tham gia vào dự án này từ người dân cho đến những người có trách nhiệm.
Nó là lợi ích chính đáng nếu nó đảm bảo được đời sống của mỗi cá nhân, mỗi một công dân Thủ đô gắn với lợi ích cộng đồng xã hội để cùng phát triển.
Tôi nhấn mạnh việc lấy lõi trung tâm là Hà Nội xưa, Hà Nội cổ, Hà Nội là nơi vua Lý Công Uẩn đến, đó là lịch sử, nhưng ẩn chứa trong nó là sự phát triển.
Nếu vua Lý Công Uẩn dời đô theo cách nghĩ thông thường là về chỗ cũ, chỗ vua Ngô Quyền hay vua An Dương Vương ở Cổ Loa trước đó thì không có được biểu tượng là "Rồng bay lên."
Mọi người cũng tranh luận rất nhiều về "trục Thăng Long", có người nói nó là "ngõ cụt" hay thế này thế khác. Nhưng ta cũng quan tâm đến yếu tố tâm linh và phong thủy nữa.
Trước đây tôi cũng có được xem bản đồ án ban đầu của nhà tư vấn thì họ muốn làm con đường cảnh quan, có sự kết nối, nương vào địa hình, quy mô không lớn, giữ lại được sinh thái, môi trường xã hội, văn hóa mà nó đi qua, tuyệt đối tránh sự đô thị hóa hai bên đường. Đó là một cách nhìn hay. Nhưng nếu phát triển thành trục lộ lớn thì đương nhiên sẽ tạo nên một giá trị đất đai và tạo điểm nhấn về mặt đô thị. Mỗi phương án nó có cái lý của nó. Vấn đề là ta phải tìm ra cái cốt lõi. Nếu mục tiêu ta lấy là đô thị xanh, đô thị văn hiến thì nên lấy một phương án thích hợp. Còn nếu như đô thị chỉ là hiện đại, hoành tráng thì lại khác.
Tôi nghĩ những người có trách nhiệm nên cân nhắc để tạo nên sự đồng thuận của ngày hôm nay cái đã. Không có cái nào là vĩnh viễn cả, nó sẽ được điều chỉnh trong tương lai, phù hợp với sự phát triển của Hà Nội, của xã hội.
Vấn đề nữa tôi muốn nói đến là xây dựng ở đây đừng quên bóng dáng con người. Ai là người chủ nhân của nó. Ai là người hưởng thụ nó và ai là người quản lý nó. Việc sáp nhập Hà Nội với Hà Tây rõ ràng là mở ra nhiều thuận lợi nhưng cũng đòi hỏi chúng ta phải vượt qua những thách thức lớn. Chúng ta phải quan tâm đến một quy hoạch văn hóa, quy hoạch xây dựng con người. Yếu tố con người tác động rất mạnh vào đây, đó là lợi ích. Chúng ta đừng né tránh lợi ích, đấy chính là động lực phát triển.
- Vậy trăn trở nhất của ông là gì khi theo dõi bản đồ án này?
Ông Dương Trung Quốc: Là tính khả thi. Nó còn phụ thuộc vào những người nào làm cho đồ án này trở thành hiện thực. Nó đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thực tiễn, đáp ứng những lợi ích chính đáng của mỗi con người chứ không nên nhân danh một lợi ích nào xa xôi cả. Tổng hòa những lợi ích chính đáng của công dân chính là lợi ích của nhà nước.
- Đây là một siêu dự án, có số vốn thực hiện lên tới hàng tỷ USD. Vậy làm sao để nó thực sự đi vào thực tiễn, đóng góp vào lợi ích phát triển của đất nước mà không phải là những quy hoạch treo?
Ông Dương Trung Quốc: Tôi không sợ về mặt tài chính. Tôi nghĩ nếu có một cơ chế tốt thì hoàn toàn có thể.
- Thực tế là người dân ở khu phố cổ thà sống trong môi trường chật hẹp còn hơn là phải đi ra ngoài?
Ông Dương Trung Quốc: Cái chính là phải thay đổi tập tính con người đi. Tôi tin giới trẻ sẽ hưởng ứng và chấp nhận. Tôi nghĩ rằng tập tính con người có thể thay đổi nếu ta xây dựng được hệ thống giá trị hợp lý và bảo đảm cho nó.
- Nhưng thưa ông cần phải có thời gian?
Ông Dương Trung Quốc: 40-50 năm nữa là nhiều lắm rồi.
Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)