Tập đoàn dầu khí quốc gia Gazprom của Nga ngày 12/1 đã bác yêu cầu của Ukraine nhằm giảm lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu mà nước này đã ký với Nga trong năm nay.
Động thái có thể châm ngòi cho những xung đột tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới nguồn cung khí đốt từ Nga trung chuyển qua Ukraine sang châu Âu.
Phát ngôn viên Gazprom, Sergei Kupriyanov cho biết: "Thời gian thương thảo lượng khí đốt nhập khẩu cho năm 2012 đã hết. Và rất tiếc, chúng tôi phải nhắc nhở phía Ukraine một lần nữa rằng, các điều khoản cung cấp khí đốt được quy định rõ ràng trong hợp đồng và không thể đơn phương thay đổi."
[Cuộc chiến khí đốt lại bùng nổ giữa Nga-Ukraine]
Các nhà chức trách Ukraine muốn giảm lượng khí đốt nhập khẩu của Nga từ 40 tỷ m3 năm 2011 xuống 27 tỷ m3 trong năm nay. Tuy nhiên, phía Nga cho rằng, con số này quá thấp, đồng thời theo hợp đồng đã ký thì hai bên không được phép thay đổi quá 20% khối lượng cho phép hàng năm.
Theo hợp đồng năm 2012, Nga sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine 58 tỷ m3 khí đốt, vì vậy mức giảm xuống 27 tỷ m3 là vi phạm các điều khoản đã ký.
Trong khi đó, tập đoàn năng lượng quốc gia Ukraine, Naftogaz khẳng định rằng, quốc gia này có quyền giảm lượng nhập khẩu khí đốt trong bối cảnh ngân sách quốc gia khá eo hẹp.
Mặt khác, quan điểm mà Ukraine đưa ra là Naftogaz đã thông báo với Gazprom từ hồi tháng 5/2011 (hơn sáu tháng trước khi bắt đầu Năm Mới) về việc giảm nguồn cung khí đốt năm 2012 xuống 33,75 tỷ m3 và tiếp tục giảm thêm 20% xuống 27 tỷ m3 theo đúng hợp đồng.
Trước đây, bất đồng về khí đốt giữa Mátxcơva và Kiev từng xảy ra khi Nga muốn tăng giá khí đốt xuất khẩu, ngược lại Ukraine muốn tăng phí trung chuyển sang châu Âu. Tranh cãi song phương này từng khiến dòng chảy khí đốt mà Nga cung cấp cho châu Âu bị gián đoạn và đẩy hàng chục triệu người dân tại lục Địa già rơi vào cảnh thiếu khí đốt sưởi ấm trong mùa Đông lạnh giá.
Nhà phân tích tại công ty môi giới VTB Capital của Nga, Petr Grishin lo ngại rằng, căng thẳng quan hệ khí đốt giữa Nga và Ukraine có thể gia tăng nếu hai bên không thể giải quyết bất đồng về số lượng cung cấp này. Đó còn chưa kể tới việc Ukraine vẫn muốn Nga giảm giá khí đốt từ mức 416 USD/1.000m3 xuống 250 USD/1.000m3./.
Động thái có thể châm ngòi cho những xung đột tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới nguồn cung khí đốt từ Nga trung chuyển qua Ukraine sang châu Âu.
Phát ngôn viên Gazprom, Sergei Kupriyanov cho biết: "Thời gian thương thảo lượng khí đốt nhập khẩu cho năm 2012 đã hết. Và rất tiếc, chúng tôi phải nhắc nhở phía Ukraine một lần nữa rằng, các điều khoản cung cấp khí đốt được quy định rõ ràng trong hợp đồng và không thể đơn phương thay đổi."
[Cuộc chiến khí đốt lại bùng nổ giữa Nga-Ukraine]
Các nhà chức trách Ukraine muốn giảm lượng khí đốt nhập khẩu của Nga từ 40 tỷ m3 năm 2011 xuống 27 tỷ m3 trong năm nay. Tuy nhiên, phía Nga cho rằng, con số này quá thấp, đồng thời theo hợp đồng đã ký thì hai bên không được phép thay đổi quá 20% khối lượng cho phép hàng năm.
Theo hợp đồng năm 2012, Nga sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine 58 tỷ m3 khí đốt, vì vậy mức giảm xuống 27 tỷ m3 là vi phạm các điều khoản đã ký.
Trong khi đó, tập đoàn năng lượng quốc gia Ukraine, Naftogaz khẳng định rằng, quốc gia này có quyền giảm lượng nhập khẩu khí đốt trong bối cảnh ngân sách quốc gia khá eo hẹp.
Mặt khác, quan điểm mà Ukraine đưa ra là Naftogaz đã thông báo với Gazprom từ hồi tháng 5/2011 (hơn sáu tháng trước khi bắt đầu Năm Mới) về việc giảm nguồn cung khí đốt năm 2012 xuống 33,75 tỷ m3 và tiếp tục giảm thêm 20% xuống 27 tỷ m3 theo đúng hợp đồng.
Trước đây, bất đồng về khí đốt giữa Mátxcơva và Kiev từng xảy ra khi Nga muốn tăng giá khí đốt xuất khẩu, ngược lại Ukraine muốn tăng phí trung chuyển sang châu Âu. Tranh cãi song phương này từng khiến dòng chảy khí đốt mà Nga cung cấp cho châu Âu bị gián đoạn và đẩy hàng chục triệu người dân tại lục Địa già rơi vào cảnh thiếu khí đốt sưởi ấm trong mùa Đông lạnh giá.
Nhà phân tích tại công ty môi giới VTB Capital của Nga, Petr Grishin lo ngại rằng, căng thẳng quan hệ khí đốt giữa Nga và Ukraine có thể gia tăng nếu hai bên không thể giải quyết bất đồng về số lượng cung cấp này. Đó còn chưa kể tới việc Ukraine vẫn muốn Nga giảm giá khí đốt từ mức 416 USD/1.000m3 xuống 250 USD/1.000m3./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)