Nga cân nhắc nhận thanh toán mua dầu và khí đốt bằng bitcoin

Một quan chức cấp cao phụ trách lĩnh vực của Ng cho biết đối với các quốc gia “thân thiện” như Trung Quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẵn sàng đưa ra những lựa chọn thanh toán linh hoạt hơn.
Nga cân nhắc nhận thanh toán mua dầu và khí đốt bằng bitcoin ảnh 1Đồng tiền kỹ thuật số bitcoin. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trước lệnh trừng phạt của các nước phương Tây, Nga đang cân nhắc việc chấp nhận sử dụng bitcoin để thanh toán các hóa đơn xuất khẩu dầu và khí đốt của nước này.

Trong một cuộc họp báo tổ chức ngày 24/3, ông Pavel Zavalny, một quan chức cấp cao phụ trách lĩnh vực của Nga, cho biết đối với các quốc gia “thân thiện” như Trung Quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẵn sàng đưa ra những lựa chọn thanh toán linh hoạt hơn.

Theo ông Zavalny, Nga đang cân nhắc cho phép người mua thanh toán bằng tiền pháp định cũng như bitcoin cho các hóa đơn năng lượng nhập khẩu từ Nga.

Ông Zavalny cho biết Nga đã đề xuất với Trung Quốc về việc chuyển sang thanh toán bằng đồng ruble và nhân dân tệ, còn đối với Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ là đồng lira và đồng ruble. Ông nhấn mạnh bên cạnh các loại tiền tệ truyền thống, người mua cũng có thể giao dịch bằng bitcoin.

Trong 24 giờ qua, bitcoin tăng gần 4% lên khoảng 44.000 USD/bitcoin. Giá tiền điện tử đã tăng đột biến trước các thông tin trên từ Nga.

[Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể cho phép thanh toán bằng đồng nội tệ]

Nic Carter, đồng sáng lập đơn vị cung cấp số liệu thị trường tiền điện tử Coin Metrics, nhận định rõ ràng Nga đang tìm cách đa dạng hóa sang các loại tiền tệ khác.

Theo ông Carter, Nga đã chuẩn bị cho việc chuyển đổi kể từ năm 2014, khi nước này bắt đầu thoái vốn các trái phiếu của Chính phủ Mỹ. Theo ông Carter, Nga tỏ ra nghiêm túc trong việc rời bỏ đồng USD.

Trước đó, ngày 23/3 Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga muốn các quốc gia "không thân thiện" thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble và giá khí đốt tại châu Âu đã tăng mạnh do lo ngại động thái này sẽ khiến khủng hoảng năng lượng tại khu vực này nghiêm trọng hơn. Động thái đã khiến giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt do lo ngại về những căng thẳng trên thị trường năng lượng vốn đang chịu nhiều sức ép.

Mặc dù Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu của Nga, song Liên minh châu Âu không chắc sẽ làm có động thái tương tự khi khối này phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng từ Nga./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục