Hôm 30/4, hãng tin Reuters dẫn nguồn thông báo từ Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho hay, Mỹ lại vừa đưa Nga và Trung Quốc vào danh sách những quốc gia có phản ứng kém tích cực nhất trong việc ngăn chặn các hành vi trộm cắp bản quyền.
Ngoài ra, Argentina, Canada và Ấn Độ cũng được USTR “ưu ái’ đưa vào danh sách “cần ưu tiên theo dõi,” cùng với các quốc gia khác gồm Algeria, Chile, Indonesia, Israel, Pakistan, Thái lan, Ukraine và Venezuela.
Danh sách nói trên không dẫn tới những đe dọa trừng phạt nào, song điều mà USTR muốn hướng tới là đánh động ý thức của các chính phủ để họ có những biện pháp mạnh tay hơn trong việc xử lý các trường hợp trộm cắp bản quyền, cũng như cập nhật các điều luật liên quan trở nên chặt chẽ hơn.
Là quốc gia phát triển nhất thế giới, Mỹ thường xuyên tỏ ra lo ngại khi các tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của những doanh nghiệp nước này bị “bẻ khóa” hoặc sao chép trái phép để sử dụng tràn lan tại các quốc gia khác, từ đó dẫn tới tình trạng thất thu, thiếu công bằng giữa một bên là những khách hàng thanh toán sòng phẳng với một bên là những người dùng “miễn phí” thiếu ý thức, cũng như tạo ra sự cản trở cho quá trình sáng tạo và phát triển của các doanh nghiệp./.
Ngoài ra, Argentina, Canada và Ấn Độ cũng được USTR “ưu ái’ đưa vào danh sách “cần ưu tiên theo dõi,” cùng với các quốc gia khác gồm Algeria, Chile, Indonesia, Israel, Pakistan, Thái lan, Ukraine và Venezuela.
Danh sách nói trên không dẫn tới những đe dọa trừng phạt nào, song điều mà USTR muốn hướng tới là đánh động ý thức của các chính phủ để họ có những biện pháp mạnh tay hơn trong việc xử lý các trường hợp trộm cắp bản quyền, cũng như cập nhật các điều luật liên quan trở nên chặt chẽ hơn.
Là quốc gia phát triển nhất thế giới, Mỹ thường xuyên tỏ ra lo ngại khi các tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của những doanh nghiệp nước này bị “bẻ khóa” hoặc sao chép trái phép để sử dụng tràn lan tại các quốc gia khác, từ đó dẫn tới tình trạng thất thu, thiếu công bằng giữa một bên là những khách hàng thanh toán sòng phẳng với một bên là những người dùng “miễn phí” thiếu ý thức, cũng như tạo ra sự cản trở cho quá trình sáng tạo và phát triển của các doanh nghiệp./.
Văn Hưng (Vietnam+)