Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 27/1 thông báo một thỏa thuận cho phép Myanmar trang trải các khoản nợ nước ngoài tồn đọng hàng chục năm nay, giúp cho nước này tiếp tục vay các khoản vốn mới để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Theo thông báo của WB, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) sẽ cung cấp một khoản cho vay bắc cầu để Myanmar có thể trả khoản nợ chưa thanh toán cho WB và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổng cộng khoảng 900 triệu USD. Ban lãnh đạo ADB đã phê chuẩn cho Myanmar vay 440 triệu USD.
Cùng ngày, ADB thông báo sẽ nối lại hoạt động tại Myanmar với việc cung cấp khoản vay 512 triệu USD theo thỏa thuận với JBIC.
Từ năm 1987, Myanmar đã dừng thanh toán các khoản nợ quốc tế, khiến nước này không được tiếp tục vay nợ nước ngoài. Thỏa thuận vừa đạt được là một bước ngoặt quan trọng đối với Myanmar, khi các khoản vay mới sẽ được sử dụng đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở còn yếu kém, trong đó có hệ thống điện và cầu cảng.
Thỏa thuận trên cũng sẽ kéo các khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới Myanmar, nơi được đánh giá đang là thị trường có sức hấp dẫn do chi phí tương đối thấp.
WB đã mở lại văn phòng tại Myanmar từ tháng 8/2012, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm các thể chế tài chính quốc tế hoạt động tại Myanmar.
Theo Giám đốc WB tại Myanmar Annét Đixơn (Annette Dixon), WB cam kết giúp Chính phủ Myanmar tiếp tục nỗ lực giảm nghèo đói và mang lại thịnh vượng cho toàn dân. Ông cho biết thỏa thuận của WB, cùng với ADB, Chính phủ Nhật Bản và các đối tác quốc tế khác, sẽ giúp thu hút thêm đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm tại Myanmar./.
Theo thông báo của WB, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) sẽ cung cấp một khoản cho vay bắc cầu để Myanmar có thể trả khoản nợ chưa thanh toán cho WB và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổng cộng khoảng 900 triệu USD. Ban lãnh đạo ADB đã phê chuẩn cho Myanmar vay 440 triệu USD.
Cùng ngày, ADB thông báo sẽ nối lại hoạt động tại Myanmar với việc cung cấp khoản vay 512 triệu USD theo thỏa thuận với JBIC.
Từ năm 1987, Myanmar đã dừng thanh toán các khoản nợ quốc tế, khiến nước này không được tiếp tục vay nợ nước ngoài. Thỏa thuận vừa đạt được là một bước ngoặt quan trọng đối với Myanmar, khi các khoản vay mới sẽ được sử dụng đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở còn yếu kém, trong đó có hệ thống điện và cầu cảng.
Thỏa thuận trên cũng sẽ kéo các khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới Myanmar, nơi được đánh giá đang là thị trường có sức hấp dẫn do chi phí tương đối thấp.
WB đã mở lại văn phòng tại Myanmar từ tháng 8/2012, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm các thể chế tài chính quốc tế hoạt động tại Myanmar.
Theo Giám đốc WB tại Myanmar Annét Đixơn (Annette Dixon), WB cam kết giúp Chính phủ Myanmar tiếp tục nỗ lực giảm nghèo đói và mang lại thịnh vượng cho toàn dân. Ông cho biết thỏa thuận của WB, cùng với ADB, Chính phủ Nhật Bản và các đối tác quốc tế khác, sẽ giúp thu hút thêm đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm tại Myanmar./.
(TTXVN)