Ngân hàng Trung ương châu Âu dự báo lạm phát ở Eurozone có thể giảm

ECB cho rằng lạm phát ở Eurozone sẽ ở mức trung bình 5,3% vào năm 2023, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%. Sau đó, lạm phát dự báo sẽ giảm xuống 2,9% vào năm 2024 và 2,1% vào năm 2025.
Ngân hàng Trung ương châu Âu dự báo lạm phát ở Eurozone có thể giảm ảnh 1Chủ tịch ECB Christine Lagarde phát biểu tại một cuộc họp báo ở Frankfurt, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 14/4, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nhận định tỷ lệ lạm phát ở khu vực đồng euro (Eurozone) có thể sẽ giảm trong những tháng tới, nhưng vẫn còn những yếu tố không chắc chắn xung quanh dự báo này.

Phát biểu tại Hội nghị mùa Xuân của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Washington (Mỹ), bà Lagarde cho biết ECB dự đoán lạm phát tại Eurozone sẽ tiếp tục giảm. Tuy nhiên, bà lưu ý rằng triển vọng này vẫn bị đe dọa do những yếu tố không chắc chắn, trong đó có rủi ro sụt giá.

Cũng theo quan chức này, các mức tăng lương cao hơn dự báo có thể khiến tỷ lệ lạm phát tăng cao, trong khi "những căng thẳng trên thị trường tài chính" hoặc giá năng lượng giảm nhanh có thể khiến lạm phát tăng chậm lại.

[Lạm phát tại khu vực Eurozone giảm tốc nhờ giá năng lượng đi xuống]

Trong tháng 3, giá tiêu dùng trên cơ sở hằng năm ở Eurozone đã tăng 6,9%, giảm từ mức 8,5% trong tháng 2 xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm. Con số này cũng thấp hơn nhiều so với mức cao kỷ lục 10,6% ghi nhận vào tháng 10/2022.

Lạm phát leo thang do chi phí năng lượng tăng vọt đã buộc ECB phải tăng lãi suất với tốc độ kỷ lục để ngăn chặn giá tiêu dùng gia tăng. Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng đã làm dấy lên quan ngại và ngày càng nhiều lời kêu gọi tiết chế đà tăng lãi suất.

Trong các dự báo gần đây nhất, ECB cho rằng lạm phát ở Eurozone sẽ ở mức trung bình 5,3% vào năm 2023, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%. Sau đó, lạm phát dự báo sẽ giảm xuống 2,9% vào năm 2024 và 2,1% vào năm 2025./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân châu Âu sẽ quay lưng với hàng hóa Mỹ?

Dữ liệu gần đây về thuế quan và quyết định mua sắm của người tiêu dùng EU cho thấy: khi giá một sản phẩm tăng do thuế nhập khẩu cao hơn, người tiêu dùng sẽ tìm đến lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg. ( Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Hồ tiêu vào vụ, giá cao nhất trong gần 10 năm qua

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg, cao nhất trong gần 10 năm qua, khiến nông dân phấn khởi, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới được dự báo vẫn tiếp tục cao.