Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) vừa công bố báo cáo “Năng lực cạnh tranh lữ hành-du lịch 2012,” cho biết ngành du lịch của khối đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trong đó dẫn đầu là Singapore, Malaysia và Thái Lan, song cảnh báo vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro ở phia trước.
Báo cáo dựa trên Chỉ số cạnh tranh lữ hành-du lịch (TTCI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đã xếp Singapore ở vị trí số một khu vực về phát triển du lịch. Đảo quốc “Sư tử” đã thu hút lượng du khách bình quân đầu người cao gấp 20 lần và doanh thu du lịch bình quân đầu người cao gấp 30 lần so với các mức trung bình tương ứng của ASEAN. Còn Malaysia là một trong 10 điểm đến du lịch hàng đầu thế giới với 25 triệu lượt du khách mỗi năm, trong khi Philippines lớn hơn nhiều chỉ thu hút được 1/6 con số này.
Báo cáo đã nhấn mạnh tiềm năng to lớn cho phát triển ngành lữ hành-du lịch của ASEAN - một khu vực phong phú về di sản thiên nhiên và văn hóa, và có một truyền thống du lịch lâu đời, có một vị trí chiến lược khi nằm ở trung tâm châu Á. Ngoài ra, sự đa dạng đặc biệt của các nước thành viên cũng tăng cường thêm sức hấp dẫn của khu vực, và ASEAN là một điểm đến giá cả phải chăng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành phụ trách về cạnh tranh, đối ngoại của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Marcio Favilla Lucca de Paula, cho rằng ASEAN có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là các yếu tố như dân số đông, các nền kinh tế thành viên năng động và tăng trưởng nhanh, kết nối khu vực thuận lợi.
ASEAN hiện chiếm khoảng 10% lữ hành và du lịch toàn cầu, và tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên 30% trong vòng 10-20 năm tới. Tại nền kinh tế Indonesia lớn nhất ASEAN, ngành du lịch đóng góp 9% GDP và chiếm một trong 10 việc làm được tạo ra trong nước.
Chủ tịch điều hành Tập đoàn Jumeirah của Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất, Gerald Lawless, nhấn mạnh rằng du lịch ngoài tác động thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, còn giúp người dân địa phương ý thức hơn và tự hào hơn về văn hóa của họ.
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia ASEAN mới chỉ khai thác được một phần tiềm năng này do còn một số điểm yếu, bao gồm cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế công và quản lý môi trường còn thiếu và yếu.
Nhà kinh tế Thierry Geiger, tác giả chính của báo cáo, nhấn mạnh rằng những gì là tốt cho ngành lữ hành-du lịch sẽ tốt cho nền kinh tế, và ngược lại. Ngoài di sản văn hóa và tự nhiên, các động lực thúc đẩy du lịch phát triển cũng giống như của các ngành kinh tế khác.
Do vậy, để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của ngành cần phải đáp ứng đầy đủ về cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực, đảm bảo chất lượng dịch vụ, xây dựng một môi trường du lịch an toàn, bền vững và xanh.
Báo cáo cũng cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ sự phát triển nhanh của du lịch, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường, sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, ngược đãi và lạm dụng lao động trẻ em, hay suy thoái xã hội./.
Báo cáo dựa trên Chỉ số cạnh tranh lữ hành-du lịch (TTCI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đã xếp Singapore ở vị trí số một khu vực về phát triển du lịch. Đảo quốc “Sư tử” đã thu hút lượng du khách bình quân đầu người cao gấp 20 lần và doanh thu du lịch bình quân đầu người cao gấp 30 lần so với các mức trung bình tương ứng của ASEAN. Còn Malaysia là một trong 10 điểm đến du lịch hàng đầu thế giới với 25 triệu lượt du khách mỗi năm, trong khi Philippines lớn hơn nhiều chỉ thu hút được 1/6 con số này.
Báo cáo đã nhấn mạnh tiềm năng to lớn cho phát triển ngành lữ hành-du lịch của ASEAN - một khu vực phong phú về di sản thiên nhiên và văn hóa, và có một truyền thống du lịch lâu đời, có một vị trí chiến lược khi nằm ở trung tâm châu Á. Ngoài ra, sự đa dạng đặc biệt của các nước thành viên cũng tăng cường thêm sức hấp dẫn của khu vực, và ASEAN là một điểm đến giá cả phải chăng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành phụ trách về cạnh tranh, đối ngoại của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Marcio Favilla Lucca de Paula, cho rằng ASEAN có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là các yếu tố như dân số đông, các nền kinh tế thành viên năng động và tăng trưởng nhanh, kết nối khu vực thuận lợi.
ASEAN hiện chiếm khoảng 10% lữ hành và du lịch toàn cầu, và tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên 30% trong vòng 10-20 năm tới. Tại nền kinh tế Indonesia lớn nhất ASEAN, ngành du lịch đóng góp 9% GDP và chiếm một trong 10 việc làm được tạo ra trong nước.
Chủ tịch điều hành Tập đoàn Jumeirah của Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất, Gerald Lawless, nhấn mạnh rằng du lịch ngoài tác động thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, còn giúp người dân địa phương ý thức hơn và tự hào hơn về văn hóa của họ.
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia ASEAN mới chỉ khai thác được một phần tiềm năng này do còn một số điểm yếu, bao gồm cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế công và quản lý môi trường còn thiếu và yếu.
Nhà kinh tế Thierry Geiger, tác giả chính của báo cáo, nhấn mạnh rằng những gì là tốt cho ngành lữ hành-du lịch sẽ tốt cho nền kinh tế, và ngược lại. Ngoài di sản văn hóa và tự nhiên, các động lực thúc đẩy du lịch phát triển cũng giống như của các ngành kinh tế khác.
Do vậy, để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của ngành cần phải đáp ứng đầy đủ về cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực, đảm bảo chất lượng dịch vụ, xây dựng một môi trường du lịch an toàn, bền vững và xanh.
Báo cáo cũng cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn từ sự phát triển nhanh của du lịch, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường, sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, ngược đãi và lạm dụng lao động trẻ em, hay suy thoái xã hội./.
Việt Tú (TTXVN)