Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), do những khó khăn của nền kinh tế năm 2012 tiếp tục tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, trong đó có doanh nghiệp thép, nên VSA đặt mục tiêu tăng trưởng sản xuất ở mức 4% so với năm trước.
Đặc biệt, đây là mức tăng trưởng thấp nhất của ngành thép so với mức tăng trên 20%/năm của giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
VSA nhận định năm 2012 Chính phủ tiếp tục đặt trọng tâm là kiềm chế lạm phát và và ổn định kinh tế vĩ mô, điều này đồng nghĩa thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, đầu tư công duy trì ở mức thấp nên nhu cầu xây dựng sẽ giảm, đặt các doanh nghiệp liên quan vào tình thế cạnh tranh gay gắt.
Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh này, cơ hội sẽ dành cho doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị tốt và hệ thống phân phối mạnh.
Bên cạnh đó, hiện nay cung thép đã vượt xa nhu cầu trong nước, nên vấn đề quan trọng nhất là ổn định đầu ra, hướng đến xuất khẩu.
Mặc dù năm 2011, ngành thép cả nước xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn thép, đạt giá trị kim ngạch 1,8 tỷ USD, nhưng bước sang năm 2012, kinh tế nước ngoài cũng không thuận lợi nên các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như các vụ kiện chống bán phá giá; cùng với thép giá rẻ từ ASEAN và Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam khiến sức cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Ngoài ra, đặc thù kinh doanh của ngành thép là phải sử dụng vốn vay lớn, trong đó, vay từ ngân hàng chiếm tới 70-80%, thậm chí là 100% để đầu tư sản xuất trong khi lãi suất vay vốn ngân hàng vẫn ở mức cao, nên khả năng cạnh tranh rất thấp và luôn trong tình trạng phụ thuộc.
Trong khi đó, các doanh nghiệp thép nước ngoài khi đầu tư sản xuất thì vốn tự có của họ chiếm phần lớn, do đó khả năng cạnh tranh của họ rất mạnh.
Cũng theo VSA, vấn đề của các doanh nghiệp ngành thép trong năm 2012 là buộc phải cơ cấu lại sản xuất. Những doanh nghiệp không đủ khả năng sẽ phải liên kết với nhau, tạo dựng thành những thương hiệu mạnh, chuyển hướng đầu tư sản xuất các chủng loại thép trong nước chưa sản xuất được./.
Đặc biệt, đây là mức tăng trưởng thấp nhất của ngành thép so với mức tăng trên 20%/năm của giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
VSA nhận định năm 2012 Chính phủ tiếp tục đặt trọng tâm là kiềm chế lạm phát và và ổn định kinh tế vĩ mô, điều này đồng nghĩa thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, đầu tư công duy trì ở mức thấp nên nhu cầu xây dựng sẽ giảm, đặt các doanh nghiệp liên quan vào tình thế cạnh tranh gay gắt.
Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh này, cơ hội sẽ dành cho doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị tốt và hệ thống phân phối mạnh.
Bên cạnh đó, hiện nay cung thép đã vượt xa nhu cầu trong nước, nên vấn đề quan trọng nhất là ổn định đầu ra, hướng đến xuất khẩu.
Mặc dù năm 2011, ngành thép cả nước xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn thép, đạt giá trị kim ngạch 1,8 tỷ USD, nhưng bước sang năm 2012, kinh tế nước ngoài cũng không thuận lợi nên các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như các vụ kiện chống bán phá giá; cùng với thép giá rẻ từ ASEAN và Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam khiến sức cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Ngoài ra, đặc thù kinh doanh của ngành thép là phải sử dụng vốn vay lớn, trong đó, vay từ ngân hàng chiếm tới 70-80%, thậm chí là 100% để đầu tư sản xuất trong khi lãi suất vay vốn ngân hàng vẫn ở mức cao, nên khả năng cạnh tranh rất thấp và luôn trong tình trạng phụ thuộc.
Trong khi đó, các doanh nghiệp thép nước ngoài khi đầu tư sản xuất thì vốn tự có của họ chiếm phần lớn, do đó khả năng cạnh tranh của họ rất mạnh.
Cũng theo VSA, vấn đề của các doanh nghiệp ngành thép trong năm 2012 là buộc phải cơ cấu lại sản xuất. Những doanh nghiệp không đủ khả năng sẽ phải liên kết với nhau, tạo dựng thành những thương hiệu mạnh, chuyển hướng đầu tư sản xuất các chủng loại thép trong nước chưa sản xuất được./.
Văn Xuyên (TTXVN/Vietnam+)