Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp (dưới 9%) trong khi sản xuất tăng trưởng vẫn đạt trên 50% đang khiến ngành ximăng phải đối mặt với bài toán về hiệu quả sản xuất để tồn tại và phát triển.
Hai phần ba lỗ nặng
Hai phần ba đơn vị ximăng thua lỗ nặng là chủ đề "nóng" tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và các bộ, ngành liên quan với Tổng Công ty Công nghiệp ximăng Việt Nam (VICEM) ngày 23/9 nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn về sản xuất và tiêu thụ ximăng trong những tháng cuối năm cũng như giai đoạn tới.
Theo Tổng Giám đốc VICEM Nguyễn Ngọc Anh, mặc dù doanh thu 9 tháng của VICEM đạt gần 20.500 tỷ đồng, nộp ngân sách 730 tỷ đồng nhưng Tổng công ty lại bị lỗ gần 219 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí tài chính tăng cao nhất kể từ năm 2006 đến nay.
Lãi suất vay vốn ngân hàng từ 12-21,5% và chênh lệch tỷ giá lên tới 540 tỷ đồng đã làm tăng giá thành sản xuất và giảm lợi nhuận chủ yếu của VICEM và các đơn vị thành viên. Cùng đó, chi phí vật tư đầu vào cũng tăng cao; trong đó, giá xăng dầu tăng trên 32%, điện tăng 15,28%, than tăng 41%.
Cùng đó, tác động của chính sách thắt chặt tín dụng, đình hoãn giãn tiến độ nhiều công trình đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cũng như sự trầm lắng của thị trường bất động sản khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất ximăng liên tục hạ giá bán (thậm chí thấp hơn giá vốn) để tiêu thụ hàng hóa.
Đại diện Bộ Tài chính khẳng định, với tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức dưới 9% như hiện nay, ngành ximăng đang sản xuất với hiệu quả giảm rõ rệt cho dù doanh số bán hàng và sản lượng ximăng sản xuất tăng lên không ngừng.
Hiện nhiều doanh nghiệp ximăng không có vốn đối ứng khi đầu tư và phải vay tới 100%. Vấn đề trả nợ nước ngoài của VICEM gặp khó khăn do 6/9 đơn vị bị lỗ trong khi chênh lệch tỷ giá vẫn rất lớn. Ngoài ra, với tỷ suất lợi nhuận như vậy, VICEM cũng khó thuyết phục ngân hàng cho vay vốn đầu tư sản xuất.
“Nút thắt” về hiệu quả
Chỉ ra những nút thắt khiến ngành ximăng rơi vào tình trạng thua lỗ mặc dù công suất thiết kế của toàn ngành trong vòng 5 năm qua đã tăng từ mức 30 triệu tấn/năm lên 65 triệu tấn/năm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định tồn tại cơ bản nhất của VICEM là dù đã đầu tư công nghệ hiện đại so với khối liên doanh và tư nhân, chi phí sản xuất vẫn còn cao.
Cụ thể, định mức tiêu hao điện, than vẫn còn quá lớn khiến giá thành sản xuất vẫn bị đội lên cao. Trong khi đó, năng suất lao động của ngành ximăng hiện kém nhất trong khối doanh nghiệp liên doanh, nhà nước và tư nhân; còn so với thế giới thì thấp hơn đến 10 lần.
Đặc biệt, năm nay, suất đầu tư cơ bản của VICEM quá cao so với mặt bằng chung do chi phí lãi vay và khấu hao lên tới 35%. Thêm vào đó, sản phẩm của VICEM vẫn đơn điệu, không có các chủng loại ximăng mác cao, ximăng đặc chủng cho ngành dầu khí, ximăng bền sunphat dùng cho cảng biển...
Hơn thế, tỷ trọng các sản phẩm sau sản xuất ximăng như bê tông, gạch không nung còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu sản phẩm của VICEM khiến TCT không nâng cao được sức cạnh tranh và tăng giá trị cần thiết.
Bên cạnh đó, các hạn chế về hạ tầng như cầu đường, cảng biển... cũng là những điểm nghẽn cản trở lưu thông hàng hóa, góp phần đẩy chi phí vận chuyển lên cao, làm đội giá thành sản xuất ximăng. Mặt khác, do phải thực hiện chính sách bình ổn thị trường với giá bán ra bị kiểm soát nên doanh thu của ngành cũng bị ảnh hưởng lớn. Từ đầu năm đến nay, mặc dù đã 3 lần tăng giá với hơn 18%, nhưng doanh thu của VICEM cũng chỉ tăng thêm được 2.400 tỷ đồng.
Đồng bộ các giải pháp
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định rằng giải pháp giúp VICEM "vượt bão" trong thời gian tới là phải thích nghi và đối mặt với khó khăn để tồn tại và phát triển.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ rõ về nguyên tắc, nếu VICEM vận hành trên 70% công suất như hiện nay, doanh nghiệp không thể lỗ. Tuy nhiên, những rủi ro khi tỷ giá biến động và cơ cấu vốn vay quá lớn khiến chi phí tài chính tăng cao, sản xuất không hiệu quả.
Vì vậy, mặc dù Chính phủ không khuyến khích xuất khẩu ximăng trong dài hạn để phục vụ yêu cầu phát triển hạ tầng nhưng trong ngắn hạn, việc mở rộng thị trường xuất khẩu để tăng tiêu thụ-giảm tồn kho vẫn là hướng đi đúng mà VICEM cần áp dụng.
Về kế hoạch 2011-2015, VICEM cần tính lại các rủi ro để đề ra các giải pháp hợp lý. Phó Thủ tướng đề nghị VICEM xây dựng từng tiêu chí, lộ trình cụ thể để giảm định mức tiêu hao nguyên-nhiên vật liệu đầu vào, nâng cao năng suất lao động.
Bên cạnh đó, VICEM tập trung cải tiến cơ cấu sản xuất, đổi mới công nghệ khai thác trên tiêu chí bảo vệ môi trường, tận thu khí thải để phát điện. Với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước, VICEM vẫn phải đi đầu trong bình ổn giá trên thị trường, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu tiên ngoại tệ để doanh nghiệp trả nợ, không được đều chỉnh lãi suất với các khoản vay đã ký. Về phía Bộ Xây dựng cần tiếp tục tập trung cho công tác quy hoạch phát triển ngành ximăng phù hợp với thị trường; kiên quyết quản lý chặt quy hoạch; nghiên cứu cụ thể và đề xuất với Chính phủ về hiệu quả sử dụng ximăng làm đường giao thông.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Xây dựng hợp tác với Bộ Công Thương triển khai chương trình cơ khí trọng điểm nhằm sản xuất thiết bị cho các nhà máy ximăng để thay thế hàng nhập khẩu.
Về phía Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng nhiệm vụ quan trọng trước tiên mà VICEM cần triển khai ngay là nâng cao sản lượng để giảm chi phí cố định; tiếp tục điều chỉnh giá một cách hợp lý.
VICEM phải tính toán để hạ định mức tiêu hao than bởi hầu hết các nhà máy đang sử dụng lãng phí nguồn nguyên liệu này. Định mức tiêu hao điện năng hoàn toàn có thể giảm 20% nếu VICEM quyết tâm đầu tư thu hồi khí thải tại các nhà máy sản xuất để phát điện. Đặc biệt, VICEM cần có chương trình nghiên cứu phát triển các sản phẩm ximăng mác cao, đặc chủng; phát triển các trạm trộn bê tông để tăng giá trị.
Theo đại diện Bộ Tài chính, VICEM cần sớm có phương án tái cấu trúc doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng quan điểm này, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng VICEM cần cân đối vốn cho cả năm để có tiền trả nợ. Hiện khó khăn tài chính của VICEM cũng là khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp khác. Vì vậy, VICEM cần cơ cấu lại sản xuất, trong đó tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường để nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng năm nay, việc thực hiện kiềm chế lạm phát là yêu cầu số 1 để phát triển bền vững và mục tiêu của năm 2012 là đưa lạm phát về 1 con số. Với tổng đầu tư toàn xã hội năm 2012 dự báo chỉ bằng 37% GDP, việc tiêu thụ ximăng vẫn khó khăn. Do đó, doanh nghiệp phải chủ động đối mặt với thực tế và chung sức chia sẻ khó khăn cùng Chính phủ./.
Hai phần ba lỗ nặng
Hai phần ba đơn vị ximăng thua lỗ nặng là chủ đề "nóng" tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và các bộ, ngành liên quan với Tổng Công ty Công nghiệp ximăng Việt Nam (VICEM) ngày 23/9 nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn về sản xuất và tiêu thụ ximăng trong những tháng cuối năm cũng như giai đoạn tới.
Theo Tổng Giám đốc VICEM Nguyễn Ngọc Anh, mặc dù doanh thu 9 tháng của VICEM đạt gần 20.500 tỷ đồng, nộp ngân sách 730 tỷ đồng nhưng Tổng công ty lại bị lỗ gần 219 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí tài chính tăng cao nhất kể từ năm 2006 đến nay.
Lãi suất vay vốn ngân hàng từ 12-21,5% và chênh lệch tỷ giá lên tới 540 tỷ đồng đã làm tăng giá thành sản xuất và giảm lợi nhuận chủ yếu của VICEM và các đơn vị thành viên. Cùng đó, chi phí vật tư đầu vào cũng tăng cao; trong đó, giá xăng dầu tăng trên 32%, điện tăng 15,28%, than tăng 41%.
Cùng đó, tác động của chính sách thắt chặt tín dụng, đình hoãn giãn tiến độ nhiều công trình đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cũng như sự trầm lắng của thị trường bất động sản khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất ximăng liên tục hạ giá bán (thậm chí thấp hơn giá vốn) để tiêu thụ hàng hóa.
Đại diện Bộ Tài chính khẳng định, với tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức dưới 9% như hiện nay, ngành ximăng đang sản xuất với hiệu quả giảm rõ rệt cho dù doanh số bán hàng và sản lượng ximăng sản xuất tăng lên không ngừng.
Hiện nhiều doanh nghiệp ximăng không có vốn đối ứng khi đầu tư và phải vay tới 100%. Vấn đề trả nợ nước ngoài của VICEM gặp khó khăn do 6/9 đơn vị bị lỗ trong khi chênh lệch tỷ giá vẫn rất lớn. Ngoài ra, với tỷ suất lợi nhuận như vậy, VICEM cũng khó thuyết phục ngân hàng cho vay vốn đầu tư sản xuất.
“Nút thắt” về hiệu quả
Chỉ ra những nút thắt khiến ngành ximăng rơi vào tình trạng thua lỗ mặc dù công suất thiết kế của toàn ngành trong vòng 5 năm qua đã tăng từ mức 30 triệu tấn/năm lên 65 triệu tấn/năm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định tồn tại cơ bản nhất của VICEM là dù đã đầu tư công nghệ hiện đại so với khối liên doanh và tư nhân, chi phí sản xuất vẫn còn cao.
Cụ thể, định mức tiêu hao điện, than vẫn còn quá lớn khiến giá thành sản xuất vẫn bị đội lên cao. Trong khi đó, năng suất lao động của ngành ximăng hiện kém nhất trong khối doanh nghiệp liên doanh, nhà nước và tư nhân; còn so với thế giới thì thấp hơn đến 10 lần.
Đặc biệt, năm nay, suất đầu tư cơ bản của VICEM quá cao so với mặt bằng chung do chi phí lãi vay và khấu hao lên tới 35%. Thêm vào đó, sản phẩm của VICEM vẫn đơn điệu, không có các chủng loại ximăng mác cao, ximăng đặc chủng cho ngành dầu khí, ximăng bền sunphat dùng cho cảng biển...
Hơn thế, tỷ trọng các sản phẩm sau sản xuất ximăng như bê tông, gạch không nung còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu sản phẩm của VICEM khiến TCT không nâng cao được sức cạnh tranh và tăng giá trị cần thiết.
Bên cạnh đó, các hạn chế về hạ tầng như cầu đường, cảng biển... cũng là những điểm nghẽn cản trở lưu thông hàng hóa, góp phần đẩy chi phí vận chuyển lên cao, làm đội giá thành sản xuất ximăng. Mặt khác, do phải thực hiện chính sách bình ổn thị trường với giá bán ra bị kiểm soát nên doanh thu của ngành cũng bị ảnh hưởng lớn. Từ đầu năm đến nay, mặc dù đã 3 lần tăng giá với hơn 18%, nhưng doanh thu của VICEM cũng chỉ tăng thêm được 2.400 tỷ đồng.
Đồng bộ các giải pháp
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định rằng giải pháp giúp VICEM "vượt bão" trong thời gian tới là phải thích nghi và đối mặt với khó khăn để tồn tại và phát triển.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ rõ về nguyên tắc, nếu VICEM vận hành trên 70% công suất như hiện nay, doanh nghiệp không thể lỗ. Tuy nhiên, những rủi ro khi tỷ giá biến động và cơ cấu vốn vay quá lớn khiến chi phí tài chính tăng cao, sản xuất không hiệu quả.
Vì vậy, mặc dù Chính phủ không khuyến khích xuất khẩu ximăng trong dài hạn để phục vụ yêu cầu phát triển hạ tầng nhưng trong ngắn hạn, việc mở rộng thị trường xuất khẩu để tăng tiêu thụ-giảm tồn kho vẫn là hướng đi đúng mà VICEM cần áp dụng.
Về kế hoạch 2011-2015, VICEM cần tính lại các rủi ro để đề ra các giải pháp hợp lý. Phó Thủ tướng đề nghị VICEM xây dựng từng tiêu chí, lộ trình cụ thể để giảm định mức tiêu hao nguyên-nhiên vật liệu đầu vào, nâng cao năng suất lao động.
Bên cạnh đó, VICEM tập trung cải tiến cơ cấu sản xuất, đổi mới công nghệ khai thác trên tiêu chí bảo vệ môi trường, tận thu khí thải để phát điện. Với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước, VICEM vẫn phải đi đầu trong bình ổn giá trên thị trường, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu tiên ngoại tệ để doanh nghiệp trả nợ, không được đều chỉnh lãi suất với các khoản vay đã ký. Về phía Bộ Xây dựng cần tiếp tục tập trung cho công tác quy hoạch phát triển ngành ximăng phù hợp với thị trường; kiên quyết quản lý chặt quy hoạch; nghiên cứu cụ thể và đề xuất với Chính phủ về hiệu quả sử dụng ximăng làm đường giao thông.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Xây dựng hợp tác với Bộ Công Thương triển khai chương trình cơ khí trọng điểm nhằm sản xuất thiết bị cho các nhà máy ximăng để thay thế hàng nhập khẩu.
Về phía Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng nhiệm vụ quan trọng trước tiên mà VICEM cần triển khai ngay là nâng cao sản lượng để giảm chi phí cố định; tiếp tục điều chỉnh giá một cách hợp lý.
VICEM phải tính toán để hạ định mức tiêu hao than bởi hầu hết các nhà máy đang sử dụng lãng phí nguồn nguyên liệu này. Định mức tiêu hao điện năng hoàn toàn có thể giảm 20% nếu VICEM quyết tâm đầu tư thu hồi khí thải tại các nhà máy sản xuất để phát điện. Đặc biệt, VICEM cần có chương trình nghiên cứu phát triển các sản phẩm ximăng mác cao, đặc chủng; phát triển các trạm trộn bê tông để tăng giá trị.
Theo đại diện Bộ Tài chính, VICEM cần sớm có phương án tái cấu trúc doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng quan điểm này, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng VICEM cần cân đối vốn cho cả năm để có tiền trả nợ. Hiện khó khăn tài chính của VICEM cũng là khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp khác. Vì vậy, VICEM cần cơ cấu lại sản xuất, trong đó tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường để nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng năm nay, việc thực hiện kiềm chế lạm phát là yêu cầu số 1 để phát triển bền vững và mục tiêu của năm 2012 là đưa lạm phát về 1 con số. Với tổng đầu tư toàn xã hội năm 2012 dự báo chỉ bằng 37% GDP, việc tiêu thụ ximăng vẫn khó khăn. Do đó, doanh nghiệp phải chủ động đối mặt với thực tế và chung sức chia sẻ khó khăn cùng Chính phủ./.
Thu Hằng-Kim Anh (Vietnam+)