Hơn 40 năm qua, hàng nghìn hộ dân của ba xã Thọ Sơn, Bình Sơn và Long Sơn của huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An luôn phải sống trong tình trạng thấp thỏm, lo âu bởi họ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất thổ cư (sổ đỏ).
Gia đình ông Nguyễn Công Nam cũng như rất nhiều gia đình khác ở thôn 4 xã Long Sơn lên đây ngụ cư từ năm 1965 đến nay theo chủ trương di dời dân từ thấp lên cao của Nhà nước thời bấy giờ. Lúc ấy, ông được chính quyền địa phương phân bổ diện tích đất nông nghiệp và đất ở là 1.874m2 theo đo đạc thủ công. Năm 1988, gia đình ông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, còn diện tích đất ở thì chưa có.
Cũng từ đó đến nay, gia đình ông Nam cũng như 95 hộ dân của thôn 4 có kiến nghị, đề xuất lên chính quyền địa phương đề nghị cấp "sổ đỏ" nhưng vẫn không nhận được câu trả lời.
Việc không có "sổ đỏ" khiến cho nhiều gia đình muốn mua bán hay chuyển nhượng đất gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều nhà muốn xây bờ rào cũng phải thỏa thuận với hai gia đình bên cạnh, nếu được sự đồng ý thì mới tiến hành xây.
Mới đây, để có tiền vay vốn ngân hàng mua chiếc ôtô làm phương tiện vận chuyển hàng nhưng vì không có "sổ đỏ," ông Trần Văn Đạt phải làm đơn thế chấp tài sản, thế chấp sổ lương hưu... trình lên xã, huyện chứng nhận mới được vay vốn. Vì thế chấp tài sản nhỏ nên ngân hàng giải quyết vốn vay mỗi đợt chỉ 20-30 triệu đồng.
“Đã rất nhiều lần cán bộ về đo đạc để làm "sổ đỏ" song chúng tôi chờ đợi hết lần này đến lần khác vẫn không thấy đâu. Đất đai là tài sản cố định nên cần có một giấy tờ pháp lý để tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm khi mua bán, chuyển nhượng hay làm thủ tục để vay vốn ngân hàng sản xuất kinh doanh. Nhân dân chúng tôi thiết tha mong muốn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,” ông Nguyễn Công Nam nói.
Ông Đặng Bình Lục, Trưởng phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Anh Sơn cho biết theo thống kê, trên địa bàn huyện Anh Sơn mới chỉ có 70,6% diện tích đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và 86,4% diện tích đất nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hầu hết số diện tích chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất thổ cư rơi vào xã Thọ Sơn, Bình Sơn và Long Sơn với gần 3.000 hộ dân.
Theo ông Lục, sở dĩ hàng nghìn hộ dân của ba xã trên chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do hệ thống bản đồ của địa phương không đảm bảo về chất lượng để phục vụ cho công tác cấp chứng nhận. Một mặt, ý thức của người dân chưa cao, không muốn kê khai đúng phần diện tích vì sợ phải nộp thuế. Trong khi đó, trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ chính quyền địa phương chưa cao; công tác chỉ đạo của chính quyền huyện thiếu cương quyết. Hầu hết, việc quản lý sử dụng đất của địa phương đang theo kinh nghiệm chứ chưa theo khuôn khổ pháp luật.
Những năm trước đây, xã, huyện không có kinh phí để tiến hành đo đạc bản đồ chính quy để phục vụ cho công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bởi mỗi lần đo đạc, bình quân mỗi xã phải mất chi phí tới 600 triệu đồng.
Thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg về chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, năm 2012, huyện Anh Sơn tiến hành đo đạc lại diện tích trên địa bàn, vừa tiến hành cấp mới, đổi lại cho những địa phương đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi đo đạc lại, cả diện tích đất ở và đất nông nghiệp đều tăng lên 20-30% so với trước đó.
Huyện Anh Sơn phấn đấu đến năm 2015 sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp cho gần 70.000 hộ gia đình.
Ông Bình cũng khẳng định người dân không bị mất quyền lợi dù chưa được cấp "sổ đỏ" trong thời gian hàng chục năm qua. Tuy nhiên, họ bị hạn chế, gặp nhiều phiền toái khi giải quyết các thủ tục hành chính, đi vay vốn ngân hàng hay chuyển nhượng, mua bán. Vì vậy, trong thời gian chờ đợi được cấp "sổ đỏ," khi người dân có nhu cầu vay vốn ngân hàng hay giải quyết các thủ tục hành chính, chính quyền địa phương và huyện luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất, giải quyết nhanh nhất để người dân được hưởng quyền lợi theo quy định./.
Gia đình ông Nguyễn Công Nam cũng như rất nhiều gia đình khác ở thôn 4 xã Long Sơn lên đây ngụ cư từ năm 1965 đến nay theo chủ trương di dời dân từ thấp lên cao của Nhà nước thời bấy giờ. Lúc ấy, ông được chính quyền địa phương phân bổ diện tích đất nông nghiệp và đất ở là 1.874m2 theo đo đạc thủ công. Năm 1988, gia đình ông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, còn diện tích đất ở thì chưa có.
Cũng từ đó đến nay, gia đình ông Nam cũng như 95 hộ dân của thôn 4 có kiến nghị, đề xuất lên chính quyền địa phương đề nghị cấp "sổ đỏ" nhưng vẫn không nhận được câu trả lời.
Việc không có "sổ đỏ" khiến cho nhiều gia đình muốn mua bán hay chuyển nhượng đất gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều nhà muốn xây bờ rào cũng phải thỏa thuận với hai gia đình bên cạnh, nếu được sự đồng ý thì mới tiến hành xây.
Mới đây, để có tiền vay vốn ngân hàng mua chiếc ôtô làm phương tiện vận chuyển hàng nhưng vì không có "sổ đỏ," ông Trần Văn Đạt phải làm đơn thế chấp tài sản, thế chấp sổ lương hưu... trình lên xã, huyện chứng nhận mới được vay vốn. Vì thế chấp tài sản nhỏ nên ngân hàng giải quyết vốn vay mỗi đợt chỉ 20-30 triệu đồng.
“Đã rất nhiều lần cán bộ về đo đạc để làm "sổ đỏ" song chúng tôi chờ đợi hết lần này đến lần khác vẫn không thấy đâu. Đất đai là tài sản cố định nên cần có một giấy tờ pháp lý để tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm khi mua bán, chuyển nhượng hay làm thủ tục để vay vốn ngân hàng sản xuất kinh doanh. Nhân dân chúng tôi thiết tha mong muốn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,” ông Nguyễn Công Nam nói.
Ông Đặng Bình Lục, Trưởng phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Anh Sơn cho biết theo thống kê, trên địa bàn huyện Anh Sơn mới chỉ có 70,6% diện tích đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và 86,4% diện tích đất nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hầu hết số diện tích chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất thổ cư rơi vào xã Thọ Sơn, Bình Sơn và Long Sơn với gần 3.000 hộ dân.
Theo ông Lục, sở dĩ hàng nghìn hộ dân của ba xã trên chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do hệ thống bản đồ của địa phương không đảm bảo về chất lượng để phục vụ cho công tác cấp chứng nhận. Một mặt, ý thức của người dân chưa cao, không muốn kê khai đúng phần diện tích vì sợ phải nộp thuế. Trong khi đó, trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ chính quyền địa phương chưa cao; công tác chỉ đạo của chính quyền huyện thiếu cương quyết. Hầu hết, việc quản lý sử dụng đất của địa phương đang theo kinh nghiệm chứ chưa theo khuôn khổ pháp luật.
Những năm trước đây, xã, huyện không có kinh phí để tiến hành đo đạc bản đồ chính quy để phục vụ cho công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bởi mỗi lần đo đạc, bình quân mỗi xã phải mất chi phí tới 600 triệu đồng.
Thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg về chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, năm 2012, huyện Anh Sơn tiến hành đo đạc lại diện tích trên địa bàn, vừa tiến hành cấp mới, đổi lại cho những địa phương đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi đo đạc lại, cả diện tích đất ở và đất nông nghiệp đều tăng lên 20-30% so với trước đó.
Huyện Anh Sơn phấn đấu đến năm 2015 sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp cho gần 70.000 hộ gia đình.
Ông Bình cũng khẳng định người dân không bị mất quyền lợi dù chưa được cấp "sổ đỏ" trong thời gian hàng chục năm qua. Tuy nhiên, họ bị hạn chế, gặp nhiều phiền toái khi giải quyết các thủ tục hành chính, đi vay vốn ngân hàng hay chuyển nhượng, mua bán. Vì vậy, trong thời gian chờ đợi được cấp "sổ đỏ," khi người dân có nhu cầu vay vốn ngân hàng hay giải quyết các thủ tục hành chính, chính quyền địa phương và huyện luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất, giải quyết nhanh nhất để người dân được hưởng quyền lợi theo quy định./.
Bích Huệ (TTXVN)