Có những thời khắc mà ngôn từ không cần xuất hiện. Có những thời khắc chỉ để hiểu nhau bằng những hành động, cử chỉ, những biểu cảm của khuôn mặt. Iimuro Naoki là nghệ sĩ của những thời khắc ấy: “Thời khắc của kịch câm.”
Những tràng pháo tay vang lên không ngớt sau mỗi tiểu phẩm. Những tràng pháo tay ngay khi vở diễn còn đang dang dở bởi quá tán thưởng những động tác cơ thể có một không hai của Iimuro Naoki.
Những tiếng cười vui và đọc theo những tấm giấy trắng mà Iimuro Naoki dùng để giới thiệu tiết mục của những khán giả nhí. Và, cả những tiếng huýt sáo không thể dứt của những nghệ sĩ đoàn kịch hình thể Nhà hát Tuổi trẻ, ngày 2/6, ngồi ghế khán giả để xem một bậc thầy biểu diễn.
Huy chương vàng hạng mục “Kịch câm Ngẫu hứng” tại Delphic Games và giải đặc biệt trong cuộc thi “Nghệ thuật đường phố” tại Kobe Biennale, năm 2009.
Một lý lịch khá “lẫy lừng:” tốt nghiệp thủ khoa cả trường kịch câm quốc tế Paris Marcel Marceau lẫn trường quốc gia âm nhạc, khiêu vũ và nghệ thuật sân khấu Conservatoire Niedermeyer d’lssy Lé Moulineaux; đại diện xuất sắc của nền kịch câm hiện đại Việt Nam…
Tất cả những thành tích ấy có lẽ cũng không thuyết phục người xem bằng một tiếng năm phút của Iimuro Naoki trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Không có trang trí sân khấu ngoài một chiếc kệ để những tấm bìa trắng ghi tên tiết mục; không có đạo cụ ngoài một chiếc valy dành cho tiết mục mở màn và chiếc ghế gỗ dành cho tiết mục kết thúc.
Còn tất cả là “tự thân” của Iimuro Naoki. Khuôn mặt có nét hài hước chút chút của Mr Bean, lại có cái sâu sắc của hề Sácly; và thêm cái khéo léo và tinh xảo tới mức thành “kinh điển” trong từng hành động, cử chỉ cơ thể rất riêng của người nghệ sĩ Nhật Bản này - đó là tài sản của anh, là “sân khấu” của anh và là “đạo cụ” của anh.
Ở đó, anh tung hứng cùng trái bóng và chiếc va ly chốc nặng, chốc nhẹ, đôi lúc kéo anh chạy theo từ hướng này sang hướng kia khiến anh phát mệt. Ở đó, anh biến thành người chỉ huy dàn nhạc “xông pha” như trên chiến trường, đắm mình và thăng hoa trong tiết mục của mình tới mức kết thúc buổi diễn cũng là lúc cây đũa chỉ huy thành “lưỡi dao” xuyên vào trái tim…
Và cũng ở đó, có câu chuyện hài hước về anh chàng cao bồi trong quán rượu, đang mải mê giữa ồn ào náo nhiệt những tiếng cụng ly; giữa dâng trào những bia và bia… bỗng đột nhiên quyết tâm “tuyên chiến” với một con ruồi chỉ vì nó dám kêu vo ve làm mất sự tập trung cao độ vào bàn nhậu.
Cuộc chiến thật thú vị và cái kết càng bất ngờ khi cuối cùng, để tiêu diệt con ruồi, chàng cao bồi đã quyết định… bắn vào chính thái dương của mình…
Mỗi tiểu phẩm, bản thân nó đã là một câu chuyện rất thú vị, ngắn nhưng đủ cốt truyện, có cao trào, có mở đầu, kết thúc, có cả sự diễn tiến tâm lý, có cả hành trình dài của một đời người. Đó là “Bay lên,” “Thiên thần,” “Bi kịch của người chỉ huy,” “Cuộc đời của chú cóc,” “Tẩu thoát.”
Nhưng, nếu chỉ là những tiểu phẩm có nội dung hay, thì lại là chưa đủ với kịch câm. Quan trọng trong kịch câm chính là hình thể, là khả năng “nói bằng ngôn ngữ cơ thể” của người nghệ sĩ, để khiến những con chữ trên giấy kia bỗng thành những động tác dễ hiểu và truyền cảm.
Với Iimuro Naoki, chuyện ấy dường như càng dễ dàng. Điêu luyện và nghệ thuật; nhưng lại nâng tới mức khiến mọi chuyện dường như chỉ là như đùa. Diễn như đùa, đùa như diễn!
Bởi khi ở trên sân khấu, vẫn thấy anh “nhẹ như không”, trong từng động tác, cử chỉ; khiến những khán giả có cảm giác như đang xem một người trong “thinh không,” không trọng lượng, không ràng buộc - không ràng buộc cả với mặt đất, không ràng buộc cả với sức nặng cơ thể. Không ràng buộc cả với chiều cao khá khiêm tốn…
Không ràng buộc gì để luôn bay lên. Và, chỉ duy nhất những giọt mồ hôi tung trong ánh sáng sân khấu mỗi khi anh biểu diễn, là thể hiện sự vất vả, nỗ lực của anh - là để người ta biết anh đang thật sự “khổ công” diễn…
Và, rồi khi anh “đùa”, lại cũng là diễn. Trong cách tung hứng chai nước trên sân khấu, trong cách dùng chiếc khăn mặt lau mồ hôi để thành một “đạo cụ” cho tiết mục nghỉ giữa giờ của mình.
Để, khán giả xem, cảm phục và rút ra một điều: Cuộc đời anh chính là một buổi biểu diễn lớn lao, nơi ấy, anh có thể làm mọi điều anh thích, mọi điều anh nghĩ ra và thể hiện. Không quá dụng công, nhưng lại quá đủ cho sự chinh phục với mọi trái tim khán giả.
Sau đêm diễn tối qua và thêm một đêm diễn tối nay (3/6), Iimuro Naoki sẽ tới với Festival Huế, khai mạc ngày 5/6, như một đại diện của văn hóa Nhật Bản trong cuộc hội ngộ nghệ thuật thế giới này. Và trước ngày khai mạc Festival, anh sẽ có một buổi trao đổi với các nghệ sĩ của đoàn kịch hình thể Nhà hát Tuổi trẻ.
Những tràng pháo tay vang lên không ngớt sau mỗi tiểu phẩm. Những tràng pháo tay ngay khi vở diễn còn đang dang dở bởi quá tán thưởng những động tác cơ thể có một không hai của Iimuro Naoki.
Những tiếng cười vui và đọc theo những tấm giấy trắng mà Iimuro Naoki dùng để giới thiệu tiết mục của những khán giả nhí. Và, cả những tiếng huýt sáo không thể dứt của những nghệ sĩ đoàn kịch hình thể Nhà hát Tuổi trẻ, ngày 2/6, ngồi ghế khán giả để xem một bậc thầy biểu diễn.
Huy chương vàng hạng mục “Kịch câm Ngẫu hứng” tại Delphic Games và giải đặc biệt trong cuộc thi “Nghệ thuật đường phố” tại Kobe Biennale, năm 2009.
Một lý lịch khá “lẫy lừng:” tốt nghiệp thủ khoa cả trường kịch câm quốc tế Paris Marcel Marceau lẫn trường quốc gia âm nhạc, khiêu vũ và nghệ thuật sân khấu Conservatoire Niedermeyer d’lssy Lé Moulineaux; đại diện xuất sắc của nền kịch câm hiện đại Việt Nam…
Tất cả những thành tích ấy có lẽ cũng không thuyết phục người xem bằng một tiếng năm phút của Iimuro Naoki trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Không có trang trí sân khấu ngoài một chiếc kệ để những tấm bìa trắng ghi tên tiết mục; không có đạo cụ ngoài một chiếc valy dành cho tiết mục mở màn và chiếc ghế gỗ dành cho tiết mục kết thúc.
Còn tất cả là “tự thân” của Iimuro Naoki. Khuôn mặt có nét hài hước chút chút của Mr Bean, lại có cái sâu sắc của hề Sácly; và thêm cái khéo léo và tinh xảo tới mức thành “kinh điển” trong từng hành động, cử chỉ cơ thể rất riêng của người nghệ sĩ Nhật Bản này - đó là tài sản của anh, là “sân khấu” của anh và là “đạo cụ” của anh.
Ở đó, anh tung hứng cùng trái bóng và chiếc va ly chốc nặng, chốc nhẹ, đôi lúc kéo anh chạy theo từ hướng này sang hướng kia khiến anh phát mệt. Ở đó, anh biến thành người chỉ huy dàn nhạc “xông pha” như trên chiến trường, đắm mình và thăng hoa trong tiết mục của mình tới mức kết thúc buổi diễn cũng là lúc cây đũa chỉ huy thành “lưỡi dao” xuyên vào trái tim…
Và cũng ở đó, có câu chuyện hài hước về anh chàng cao bồi trong quán rượu, đang mải mê giữa ồn ào náo nhiệt những tiếng cụng ly; giữa dâng trào những bia và bia… bỗng đột nhiên quyết tâm “tuyên chiến” với một con ruồi chỉ vì nó dám kêu vo ve làm mất sự tập trung cao độ vào bàn nhậu.
Cuộc chiến thật thú vị và cái kết càng bất ngờ khi cuối cùng, để tiêu diệt con ruồi, chàng cao bồi đã quyết định… bắn vào chính thái dương của mình…
Mỗi tiểu phẩm, bản thân nó đã là một câu chuyện rất thú vị, ngắn nhưng đủ cốt truyện, có cao trào, có mở đầu, kết thúc, có cả sự diễn tiến tâm lý, có cả hành trình dài của một đời người. Đó là “Bay lên,” “Thiên thần,” “Bi kịch của người chỉ huy,” “Cuộc đời của chú cóc,” “Tẩu thoát.”
Nhưng, nếu chỉ là những tiểu phẩm có nội dung hay, thì lại là chưa đủ với kịch câm. Quan trọng trong kịch câm chính là hình thể, là khả năng “nói bằng ngôn ngữ cơ thể” của người nghệ sĩ, để khiến những con chữ trên giấy kia bỗng thành những động tác dễ hiểu và truyền cảm.
Với Iimuro Naoki, chuyện ấy dường như càng dễ dàng. Điêu luyện và nghệ thuật; nhưng lại nâng tới mức khiến mọi chuyện dường như chỉ là như đùa. Diễn như đùa, đùa như diễn!
Bởi khi ở trên sân khấu, vẫn thấy anh “nhẹ như không”, trong từng động tác, cử chỉ; khiến những khán giả có cảm giác như đang xem một người trong “thinh không,” không trọng lượng, không ràng buộc - không ràng buộc cả với mặt đất, không ràng buộc cả với sức nặng cơ thể. Không ràng buộc cả với chiều cao khá khiêm tốn…
Không ràng buộc gì để luôn bay lên. Và, chỉ duy nhất những giọt mồ hôi tung trong ánh sáng sân khấu mỗi khi anh biểu diễn, là thể hiện sự vất vả, nỗ lực của anh - là để người ta biết anh đang thật sự “khổ công” diễn…
Và, rồi khi anh “đùa”, lại cũng là diễn. Trong cách tung hứng chai nước trên sân khấu, trong cách dùng chiếc khăn mặt lau mồ hôi để thành một “đạo cụ” cho tiết mục nghỉ giữa giờ của mình.
Để, khán giả xem, cảm phục và rút ra một điều: Cuộc đời anh chính là một buổi biểu diễn lớn lao, nơi ấy, anh có thể làm mọi điều anh thích, mọi điều anh nghĩ ra và thể hiện. Không quá dụng công, nhưng lại quá đủ cho sự chinh phục với mọi trái tim khán giả.
Sau đêm diễn tối qua và thêm một đêm diễn tối nay (3/6), Iimuro Naoki sẽ tới với Festival Huế, khai mạc ngày 5/6, như một đại diện của văn hóa Nhật Bản trong cuộc hội ngộ nghệ thuật thế giới này. Và trước ngày khai mạc Festival, anh sẽ có một buổi trao đổi với các nghệ sĩ của đoàn kịch hình thể Nhà hát Tuổi trẻ.
Với những gì Iimuro Naoki đã có, đã thể hiện - tin chắc rằng những kinh nghiệm của anh sẽ bổ ích đối với các nghệ sĩ Việt Nam./.
(Báo Tin tức/Vietnam+)