Liên hoan phim Venice đã kết thúc hôm 9/9 với việc bộ phim “Pieta” của đạo diễn Hàn Quốc Kim Ki-duk giành giải Sư tử Vàng danh giá.
Tuy nhiên theo tờ Hollywood Reporter, Hội đồng giám khảo đã bị ngăn cản khi họ định trao giải trên cho phim "The Master" của đạo diễn Mỹ Paul Thomas Anderson, với lý do là phim này đã được trao giải đạo diễn xuất sắc nhất và diễn viên xuất sắc nhất nên phải 'nhường' Sư tử Vàng cho 'Pieta.'”
Quy định của Liên hoan phim nói rằng không một bộ phim nào được giành hơn hai giải thưởng và bài báo của Hollywood Reporter cho biết Ban giám khảo đã phải tham vấn với nhau thêm một lần nữa trước khi trao giải Sư tử Vàng cho "Pieta" của Kim Ki-duk, bộ phim được coi là lời tuyên cáo đối với chủ nghĩa tư bản hám lợi.
Nhật báo hàng đầu Italy Corriere della Sera nói rằng "Pieta" là tác phẩm có thể gây tranh cãi.
Dưới tiêu đề bài viết: "Một quyết định gây bối rối cũng như ban giám khảo," nhà phê bình phim Paolo Mereghetti cho rằng "phim kể một câu chuyện rất đáng lo âu với một cốt truyện thực sự không có hồn. Đạo diễn đã không để cho câu chuyện phát triển."
Là người không hề được đào tạo bài bản, đạo diễn Kim nói rằng ông rất hãnh diện khi là người Hàn Quốc đầu tiên giành giải tại Liên hoan phim lâu đời nhất thế giới. Ông nói: "Tôi không cố kiếm tiền với các bộ phim của tôi. Tôi sản xuất 'Pieta' với số tiền chỉ tương đương 100.000 USD (78.000 euro)."
Đạo diễn Kim nổi tiếng vì quay phim khá nhanh và có khả năng cho ra đời những bộ phim với ngân sách thấp. "Pieta" là bộ phim thứ 18 của ông.
Kim cũng giải thích lý do ông hát bài dân ca Triều Tiên "Arirang" trên sân khấu sau khi nhận giải, khiến khán giả hết sức thích thú vì họ tưởng ông sẽ có bài phát biểu cảm ơn tẻ nhạt như thường lệ: "Những người Triều Tiên chúng tôi hát ca khúc này khi chúng tôi thấy cô đơn, hay bị bỏ rơi. Nhưng chúng tôi cũng hát khi thấy hạnh phúc. Nó là biểu tượng của bao trở ngại mà chúng tôi đã phải vượt qua - từ nỗi buồn đi tới niềm vui - như những khúc quanh của cuộc đời." Kim nói bằng tiếng Hàn Quốc và người phiên dịch đã dịch sang tiếng Anh.
Bộ phim tiếng Hàn Quốc của ông là câu chuyện ảm đạm kể về một kẻ đòi nợ thuê tàn bạo hoành hành tại một quận nghèo ở thủ đô Seoul trong giai đoạn tái thiết. Cuộc sống của kẻ tay anh chị này cứ thế trôi đi cho tới khi một người phụ nữ tự xưng là mẹ anh ta xuất hiện.
Nỗ lực chuộc lại lỗi lầm của nhân vật chính đã được thể hiện thông qua các cung bậc cảm xúc tăng dần, pha trộn với bạo lực và sự báo thù, mối quan hệ giữa người phụ nữ tự xưng là mẹ và đứa con trai, khép lại bằng một cái kết mang nội dung gần như tôn giáo.
Báo chí Italy khi đưa tin về Liên hoan phim đã chỉ tập trung vào một sự cố chính, trong đó các nhà tổ chức đã nhầm lẫn giữa giải Đạo diễn xuất sắc nhất với các giải đặc biệt khác, dẫn tới màn trao nhầm giải đáng xấu hổ trên sân khấu.
Các tờ báo cũng bình luận về việc có ít ngôi sao xuất hiện, khi Philip Seymour Hoffman thay mặt cho cả Anderson để nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất đồng thời nhận thay giải đồng Diễn viên nam xuất sắc nhất cho Joaquin Phoenix trong phim "The Master."
Ngoài nghi vấn về giải thưởng Sư tử Vàng, báo chí Italy cũng chất vấn các nhà tổ chức vì sao không có bộ phim nội địa nào giành giải, dù năm nay có 3/18 phim là của nước chủ nhà.
"The Italian Fast" (tạm dịch Kiêng khem kiểu Italy) là tít chính trong bài xã luận đăng trên tờ nhật báo La Repubblica viết về sự thất bại của phim ảnh trong nước.
Các nhà phê bình phim Italy đã đặt hy vọng rất cao cho phim "Bella Addormentata" (Người đẹp ngủ Đông) của Marco Bellocchio - phim mô tả lại dưới sắc thái nghệ thuật về một trường hợp giúp bệnh nhân chết không đau hồi năm 2009 đã gây tranh cãi lớn tại Italy.
Một thành viên ban giám khảo đã nói với tờ La Repubblica rằng: "Người Italy các bạn luôn nhìn vào lỗ rốn của mình, luôn chỉ loanh quanh cạnh các câu chuyện của mình, sự kiện của riêng mình. Phim của các bạn chỉ liên quan tới bản thân các bạn - và cũng chỉ các bạn mới hiểu nổi chúng."
Không một bộ phim Italy nào từng chiến thắng tại Liên hoan phim kể từ khi Gianni Amelio đoạt giải với "Cosi Ridevano" (Cách chúng tôi cười) vào năm 1998./.
Tuy nhiên theo tờ Hollywood Reporter, Hội đồng giám khảo đã bị ngăn cản khi họ định trao giải trên cho phim "The Master" của đạo diễn Mỹ Paul Thomas Anderson, với lý do là phim này đã được trao giải đạo diễn xuất sắc nhất và diễn viên xuất sắc nhất nên phải 'nhường' Sư tử Vàng cho 'Pieta.'”
Quy định của Liên hoan phim nói rằng không một bộ phim nào được giành hơn hai giải thưởng và bài báo của Hollywood Reporter cho biết Ban giám khảo đã phải tham vấn với nhau thêm một lần nữa trước khi trao giải Sư tử Vàng cho "Pieta" của Kim Ki-duk, bộ phim được coi là lời tuyên cáo đối với chủ nghĩa tư bản hám lợi.
Nhật báo hàng đầu Italy Corriere della Sera nói rằng "Pieta" là tác phẩm có thể gây tranh cãi.
Dưới tiêu đề bài viết: "Một quyết định gây bối rối cũng như ban giám khảo," nhà phê bình phim Paolo Mereghetti cho rằng "phim kể một câu chuyện rất đáng lo âu với một cốt truyện thực sự không có hồn. Đạo diễn đã không để cho câu chuyện phát triển."
Là người không hề được đào tạo bài bản, đạo diễn Kim nói rằng ông rất hãnh diện khi là người Hàn Quốc đầu tiên giành giải tại Liên hoan phim lâu đời nhất thế giới. Ông nói: "Tôi không cố kiếm tiền với các bộ phim của tôi. Tôi sản xuất 'Pieta' với số tiền chỉ tương đương 100.000 USD (78.000 euro)."
Đạo diễn Kim nổi tiếng vì quay phim khá nhanh và có khả năng cho ra đời những bộ phim với ngân sách thấp. "Pieta" là bộ phim thứ 18 của ông.
Kim cũng giải thích lý do ông hát bài dân ca Triều Tiên "Arirang" trên sân khấu sau khi nhận giải, khiến khán giả hết sức thích thú vì họ tưởng ông sẽ có bài phát biểu cảm ơn tẻ nhạt như thường lệ: "Những người Triều Tiên chúng tôi hát ca khúc này khi chúng tôi thấy cô đơn, hay bị bỏ rơi. Nhưng chúng tôi cũng hát khi thấy hạnh phúc. Nó là biểu tượng của bao trở ngại mà chúng tôi đã phải vượt qua - từ nỗi buồn đi tới niềm vui - như những khúc quanh của cuộc đời." Kim nói bằng tiếng Hàn Quốc và người phiên dịch đã dịch sang tiếng Anh.
Bộ phim tiếng Hàn Quốc của ông là câu chuyện ảm đạm kể về một kẻ đòi nợ thuê tàn bạo hoành hành tại một quận nghèo ở thủ đô Seoul trong giai đoạn tái thiết. Cuộc sống của kẻ tay anh chị này cứ thế trôi đi cho tới khi một người phụ nữ tự xưng là mẹ anh ta xuất hiện.
Nỗ lực chuộc lại lỗi lầm của nhân vật chính đã được thể hiện thông qua các cung bậc cảm xúc tăng dần, pha trộn với bạo lực và sự báo thù, mối quan hệ giữa người phụ nữ tự xưng là mẹ và đứa con trai, khép lại bằng một cái kết mang nội dung gần như tôn giáo.
Báo chí Italy khi đưa tin về Liên hoan phim đã chỉ tập trung vào một sự cố chính, trong đó các nhà tổ chức đã nhầm lẫn giữa giải Đạo diễn xuất sắc nhất với các giải đặc biệt khác, dẫn tới màn trao nhầm giải đáng xấu hổ trên sân khấu.
Các tờ báo cũng bình luận về việc có ít ngôi sao xuất hiện, khi Philip Seymour Hoffman thay mặt cho cả Anderson để nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất đồng thời nhận thay giải đồng Diễn viên nam xuất sắc nhất cho Joaquin Phoenix trong phim "The Master."
Ngoài nghi vấn về giải thưởng Sư tử Vàng, báo chí Italy cũng chất vấn các nhà tổ chức vì sao không có bộ phim nội địa nào giành giải, dù năm nay có 3/18 phim là của nước chủ nhà.
"The Italian Fast" (tạm dịch Kiêng khem kiểu Italy) là tít chính trong bài xã luận đăng trên tờ nhật báo La Repubblica viết về sự thất bại của phim ảnh trong nước.
Các nhà phê bình phim Italy đã đặt hy vọng rất cao cho phim "Bella Addormentata" (Người đẹp ngủ Đông) của Marco Bellocchio - phim mô tả lại dưới sắc thái nghệ thuật về một trường hợp giúp bệnh nhân chết không đau hồi năm 2009 đã gây tranh cãi lớn tại Italy.
Một thành viên ban giám khảo đã nói với tờ La Repubblica rằng: "Người Italy các bạn luôn nhìn vào lỗ rốn của mình, luôn chỉ loanh quanh cạnh các câu chuyện của mình, sự kiện của riêng mình. Phim của các bạn chỉ liên quan tới bản thân các bạn - và cũng chỉ các bạn mới hiểu nổi chúng."
Không một bộ phim Italy nào từng chiến thắng tại Liên hoan phim kể từ khi Gianni Amelio đoạt giải với "Cosi Ridevano" (Cách chúng tôi cười) vào năm 1998./.
Linh Vũ (Vietnam+)