Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Nghị định gồm 8 chương, 48 điều quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thụ công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng.
Nghị định này áp dụng với chủ đầu tư, nhà thầu trong nước và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Nghị định có nêu các nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng; áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng; phân loại và phân cấp công trình xây dựng; công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình; trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giám sát khảo sát xây dựng...
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2013 và thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, thay thế khoản 4 Điều 13, Điều 18 và Điều 30 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Các quy định trước đây của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ. Quy định sử dụng thông tin về năng lực để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2013.
Bộ Xây dựng hướng dẫn đối với các nội dung: Đăng ký và công bố thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức và hoạt động của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng; quy định chi tiết các nội dung khác về quản lý chất lượng công trình và cấp sự cố công trình theo quy định của nghị định này...
Trong thời gian chưa ban hành các văn bản hướng dẫn về phân cấp các loại công trình xây dựng, cho phép tiếp tục áp dụng theo quy định hiện hành cho đến khi ban hành các quy định mới./.
Nghị định gồm 8 chương, 48 điều quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thụ công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng.
Nghị định này áp dụng với chủ đầu tư, nhà thầu trong nước và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Nghị định có nêu các nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng; áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng; phân loại và phân cấp công trình xây dựng; công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình; trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giám sát khảo sát xây dựng...
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2013 và thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, thay thế khoản 4 Điều 13, Điều 18 và Điều 30 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Các quy định trước đây của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ. Quy định sử dụng thông tin về năng lực để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2013.
Bộ Xây dựng hướng dẫn đối với các nội dung: Đăng ký và công bố thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức và hoạt động của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng; quy định chi tiết các nội dung khác về quản lý chất lượng công trình và cấp sự cố công trình theo quy định của nghị định này...
Trong thời gian chưa ban hành các văn bản hướng dẫn về phân cấp các loại công trình xây dựng, cho phép tiếp tục áp dụng theo quy định hiện hành cho đến khi ban hành các quy định mới./.
(TTXVN)