Nghi lễ và Trò chơi Kéo co-Di sản Văn hóa Phi vật thể đa Quốc gia độc đáo

Nghi lễ và Trò chơi Kéo co ở Việt Nam tập trung hầu hết ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ - đây là vùng đất tụ cư lâu đời của người Việt, là cái nôi của nền văn minh lúa nước.

Kéo mỏ cùng với nấu cơm thi, chạy cướp cờ và vật thờ là bốn trò diễn hầu Thánh trong lễ hội đền Vua Bà ở thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. (Ảnh: Khánh Hoà /TTXVN)
Kéo mỏ cùng với nấu cơm thi, chạy cướp cờ và vật thờ là bốn trò diễn hầu Thánh trong lễ hội đền Vua Bà ở thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. (Ảnh: Khánh Hoà /TTXVN)
1 (1).jpg
Màn vật tay của đoàn kéo co thôn Hữu Chấp (Bắc Ninh) trước khi thi đấu. (Ảnh: Khánh Hoà/TTXVN)
1 (2).jpg
Đội hình kéo co thôn Hữu Chấp, phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh gồm 70 thanh niên tuổi từ 30 đến 45, chia làm hai đội Đông và Tây, bốn ông Hóa cầm cờ lệnh và bốn ông Vè cầm trịch cuộc chơi. (Ảnh: Khánh Hoà/TTXVN)
1 (3).jpg
"Kéo co ngồi” được đặt theo tư thế ngồi của các đô kéo khi kéo co, trò diễn nghi lễ trong hội đền Trấn Vũ phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP Hà Nội. (Ảnh: Khánh Hoà /TTXVN)
1 (4).jpg
Kéo mỏ cùng với nấu cơm thi, chạy cướp cờ và vật thờ là bốn trò diễn hầu Thánh trong lễ hội đền Vua Bà ở thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội diễn ra vào ngày mồng Bốn, tháng Giêng âm lịch hàng năm. (Ảnh: Khánh Hoà /TTXVN)
1 (5).jpg
Kéo song là trò chơi dân gian truyền thống của ba làng Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, diễn ra từ mùng Ba đến mùng Năm tháng Giêng với ý nghĩa tưởng nhớ Lục vị Thành Hoàng và tái hiện cảnh thao lược thủy quân của Ngô Quyền trên sông Cà Lồ. (Ảnh: Khánh Hoà /TTXVN)
1 (6).jpg
Dây kéo co là dây song mật, một loại mây rừng có thân vàng như mật, dài từ 60 đến 70m, gồm hai đến ba dây gộp lại.Hội kéo co Hòa Loan diễn ra hàng năm từ mùng Bốn đến mùng Tám tháng Giêng hàng năm, khách đến chơi hội ai cũng có thể tham gia. (Ảnh: Khánh Hoà/TTXVN)
1 (7).jpg
Kéo co là một trong những trò gắn với tín ngưỡng cầu mùa và không thể thiếu trong lễ hội Xuống đồng của người Tày, người Giáy ở Lào Cai, nghi lễ này thường được tổ chức vào dịp đầu Xuân. (Ảnh: Khánh Hoà/TTXVN)
1 (8).jpg
Theo quan niệm của người Tày, người Giáy, khu vực có địa hình cao mang tính dương, khu vực có địa hình thấp mang tính âm, vì vậy, khi kéo, nam giới đứng ở phía Tây, nữ giới đứng ở phía Đông. (Ảnh: Khánh Hoà /TTXVN)
1 (9).jpg
Màn vật tay của đoàn kéo co thôn Hữu Chấp (Bắc Ninh) trước khi thi đấu. (Ảnh: Khánh Hoà/TTXVN)
1 (10).jpg
Kéo song là trò chơi dân gian truyền thống của ba làng Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, diễn ra từ mùng Ba đến mùng Năm tháng Giêng với ý nghĩa tưởng nhớ Lục vị Thành Hoàng và tái hiện cảnh thao lược thủy quân của Ngô Quyền trên sông Cà Lồ. (Ảnh: Khánh Hoà/TTXVN)
1 (11).jpg
Kéo song là trò chơi dân gian truyền thống của ba làng Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, diễn ra từ mùng Ba đến mùng Năm tháng Giêng với ý nghĩa tưởng nhớ Lục vị Thành Hoàng và tái hiện cảnh thao lược thủy quân của Ngô Quyền trên sông Cà Lồ. (Ảnh: Khánh Hoà/TTXVN)
1 (12).jpg
Kéo mỏ Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, Hà Nội là trò kéo co bằng hai cây tre móc ngọn vào nhau gọi là mỏ, mỏ phải được làm từ tre bánh tẻ dài 7 đến 8 mét, có màu xanh biếc, đủ ngọn, đủ lá, thưa đốt, trong thân không có tổ kiến. (Ảnh: Khánh Hoà /TTXVN)
1 (13).jpg
Kéo mỏ cùng với nấu cơm thi, chạy cướp cờ và vật thờ là bốn trò diễn hầu Thánh trong lễ hội đền Vua Bà ở thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội diễn ra vào ngày mồng Bốn, tháng Giêng âm lịch hàng năm. (Ảnh: Khánh Hoà/TTXVN)
1 (14).jpg
Kéo mỏ thôn Ngải Khê, xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. (Ảnh: Khánh Hoà/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục