Dự luật mới buộc các công ty sản xuất thuốc lá phải in những cảnh báo vềtác hại của mặt hàng này với sức khỏe con người trên 65% diện tích bề mặt baothuốc, giảm so với đề xuất 75% do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra. Dự luật cũng quyđịnh các công ty sản xuất phải in tên nhãn thuốc dưới đáy bao, đồng thời cấm sảnxuất các loại thuốc lá có mùi thơm mà giới trẻ ưa thích.
Tuy nhiên, trong dự luật mới, EP từ chối liệt kê thuốc lá điện tử vào danhsách các dược phẩm bị hạn chế bán cho các hiệu thuốc. Điều này đồng nghĩa vớiviệc thuốc lá điện tử sẽ tiếp tục được tích trữ tại các cửa hiệu hoặc nhà khochuyên dụng nhưng sẽ bị cấm bán cho giới trẻ và không cho phép quảng cáo về loạithuốc lá này.
Ủy viên EU phụ trách vấn đề sức khỏe, ông Toni Borg, cho biết dự luật mớiđặt mục tiêu sẽ giảm 2% số người hút thuốc trong EU trong 5 năm tới. Hiện EU có500 triệu dân. Theo thống kê của EU, mỗi năm có tới gần 700.000 người châu Âuchết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đếnthuốc lá cũng lên tới hơn 25 tỷ euro mỗi năm.
Cũng trong ngày 8/10, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã được Tổ chức Y tếThế giới (WHO) công nhận và tôn vinh các nỗ lực chống hút thuốc lá của ông.
Tại buổi lễ công nhận đặc biệt trước Nghị viện Hungary, Tổng Giám đốc WHOMargaret Chan thừa nhận ông Organ đã dũng cảm thách thức ngành công nghiệp thuốclá và bảo vệ sức khỏe của người dân nước mình.
Năm 2012, chính phủ của Thủ tướng Orban đã ban hành lệnh cấm hút thuốc láở các nơi công cộng khép kín, cũng như ở nhiều khu vực ngoài trời, đồng thời yêucầu in những hình ảnh cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe trên mọibao thuốc lá.
Tháng 7 vừa qua, chính phủ nước này đẩy mạnh thêm một bước trong nỗ lựckiểm soát các hoạt động buôn bán thuốc lá khi cho tiếp quản hoạt động bán lẻ mặthàng này, đồng thời rút bớt số lượng các cửa hiệu bán thuốc lá từ hơn 40.000xuống còn chưa đến 7.000 cửa hiệu.
Đầu năm nay, WHO cũng tôn vinh các nỗ lực chống hút thuốc lá của Thủ tướngThổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Y tế Thái Lan và một số quan chức khác./.