Nghịch lý sống bên vùng hồ sông Đà vẫn thiếu nước sinh hoạt

Những tháng đầu mùa khô năm nay, mưa ít, suối cạn, các mó nước đứt dòng khiến nhiều hộ dân ở huyện vùng cao Đà Bắc lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nghiêm trọng.
Nghịch lý sống bên vùng hồ sông Đà vẫn thiếu nước sinh hoạt ảnh 1Xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc, Hòa Bình) ba bên là mặt nước sông Đà nhưng hiện nay các hộ dân nơi đây đang đối mặt với cảnh thiếu nước sinh hoạt do nước đầu nguồn cạn kiệt không có nước về bể chứa chung của xóm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Nằm trong lưu vực sông Đà với khoảng 70km chiều dài sông chảy qua địa bàn song huyện Đà Bắc là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Hòa Bình.

Với lưu lượng nước bình quân cả năm là 1.602 m3/s, nơi đây có nguồn nước phong phú, được đánh giá đảm bảo cho việc sản xuất và sinh hoạt của toàn huyện.

Thế nhưng các xã trên địa bàn Đà Bắc lại đang rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

[Quy hoạch tài nguyên nước: Ưu tiên bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt]

Để làm rõ nghịch lý này, phóng viên TTXVN đã đi khảo sát trên địa bàn.

Thực tế cho thấy những tháng đầu mùa khô năm nay, mưa ít, suối cạn, các mó nước đứt dòng khiến nhiều hộ dân ở huyện vùng cao Đà Bắc lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nghiêm trọng.

Xã Vầy Nưa (Đà Bắc) có 8 xóm, nhưng khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, người dân ở 4 xóm: Tham,Vầy Ang, Nưa, Dướng đang trải qua quãng thời gian khó khăn vì thiếu nước sinh hoạt.

Nghịch lý sống bên vùng hồ sông Đà vẫn thiếu nước sinh hoạt ảnh 2Suối Khé tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc, Hòa Bình) đã khô dòng, trơ đáy. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)

Trước đây, con suối Khé ở xóm Dướng nước chảy quanh năm, người dân trong vùng hầu như không phải bận tâm về nước sinh hoạt.

Tuy nhiên từ năm 2022 đến nay, con suối đã khô dòng, trơ đáy. Hàng trăm ống ti-ô nước chằng chịt của bà con kéo nước về để sinh hoạt bị bỏ lại ven suối.

Bà Đặng Thị Mùi sinh sống ngay cạnh con suối Khé cho biết gần 2 năm nay, gia đình bà phải sử dụng các dụng cụ để hứng nước mưa hoặc đi chở nước tại các địa điểm khác cách xa nhà về sử dụng. Cuộc sống chật vật khó khăn chưa biết đến khi nào nguồn nước có trở lại.

Cũng tại xóm Dướng, các hộ dân khu Đầu Trâu phải sử dụng nước hết sức tiết kiệm.

Anh Bàn Văn Thích chia sẻ bà con nơi đây sử dụng nước tự kéo từ các mó về, nguồn nước trên dãy núi cách khu dân cư khoảng 500m.

Tuy nhiên hiện nay, mạch nước chỉ còn rất nhỏ. Vì vậy, các hộ phải thay nhau đi kiểm tra và chia sẻ nước để sử dụng.

Nghịch lý sống bên vùng hồ sông Đà vẫn thiếu nước sinh hoạt ảnh 3Nhiều đường ống dẫn nước bị hỏng nên người dân xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc, Hòa Bình) không có nước để sử dụng. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Bà con mong muốn các cấp chính quyền quan tâm, xây dựng bể chứa để tích nước, đảm bảo đủ nước phục vụ sinh hoạt cho người dân, nhất là trong mùa khô.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vầy Nưa, Xa Văn Si, cho biết tình trạng thiếu mưa kéo dài nên các xóm đều gặp khó khăn về nước sinh hoạt và sản xuất.

Năm 2023, xã được hỗ trợ kinh phí 104 triệu đồng để duy tu, bảo dưỡng công trình nước sinh hoạt như: sửa chữa bể chứa nước đầu nguồn; sửa chữa đường dẫn nước sinh hoạt các xóm: Thín, Săng Bờ, Mó Nẻ; sửa chữa mương dẫn nước xóm Dướng. Qua đó hy vọng phần nào giảm bớt những khó khăn về nước sinh hoạt cho người dân.

Tuy nhiên, các xóm khác vẫn khó khăn về nước sinh hoạt, cần tiếp tục được quan tâm, đầu tư.

Tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng xảy ra ở một số khu dân cư trên địa bàn xã Hiền Lương (nằm trong vùng lòng hồ sông Đà).

Theo lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã, trên địa bàn đã có một số công trình nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng, nhưng do tình trạng hạn hán kéo dài, nhiều công trình không phát huy được công năng vì thiếu nước.

Ngoài ra, một số công trình được đầu tư đã lâu, nay bị hư hỏng, xuống cấp.

Nghịch lý sống bên vùng hồ sông Đà vẫn thiếu nước sinh hoạt ảnh 4Một công trình nước sạch tự chảy được xây dựng trên 30 năm, dẫn nước từ mó nước Gốc Tăng để phục vụ cho trên 10 hộ dân xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc, Hòa Bình) đến nay đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)

Cụ thể như ở xóm Dưng, một công trình nước sạch tự chảy được xây dựng đã hơn 30 năm, dẫn nước từ mó Gốc Tăng để phục vụ cho hơn 10 hộ dân trên địa bàn.

Đến nay, công trình đã hư hỏng hoàn toàn khiến nhiều gia đình bị thiếu nước trầm trọng.

Bà Đinh Thị Yên, một trong những hộ dân xóm Dưng từng hưởng lợi từ công trình nước sạch cho biết nguồn nước ở đầu nguồn khá ổn định.

Tuy nhiên do hư hỏng đường ống dẫn nước vào bể chứa nên các hộ dân không có nước để sử dụng.

Do khó khăn về nước, năm 2022, các hộ dân xóm Dưng (xã Hiền Lương) đã phải góp tiền để khoan giếng với chi phí trên 10 triệu đồng nhưng không phải giếng nào cũng có nước.

Người dân nơi đây mong muốn chính quyền huyện Đà Bắc quan tâm, duy tu, sửa chữa lại công trình bể chứa nước, để bà con có đủ nước sử dụng.

Theo người dân, nước giếng khoan tuy thuận tiện trong sinh hoạt nhưng sử dụng vào tưới tiêu sẽ làm tăng chi phí do phải sử dụng điện chạy máy bơm, ảnh hưởng đến kinh tế các gia đình.

Ngoài xã Vầy Nưa và Hiền Lương, nhiều khu dân cư thuộc các xã trên địa bàn huyện Đà Bắc như Đồng Ruộng, Suối Nánh... cũng đang gặp khó khăn vì thiếu nước sinh hoạt.

Người dân mong muốn, chính quyền huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ duy tu, sửa chữa và xây mới các công trình nước sạch để đảm bảo phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho người dân, nhất là khi mùa khô năm nay dự báo sẽ còn diễn biến khó lường, khắc nghiệt hơn những năm trước./.

Xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc, Hòa Bình) ba bên là mặt nước sông Đà nhưng hiện nay các hộ dân nơi đây đang đối mặt với cảnh thiếu nước sinh hoạt do nước đầu nguồn cạn kiệt không có nước về bể chứa chung của xóm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc, Hòa Bình) ba bên là mặt nước sông Đà nhưng hiện nay các hộ dân nơi đây đang đối mặt với cảnh thiếu nước sinh hoạt do nước đầu nguồn cạn kiệt không có nước về bể chứa chung của xóm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Một công trình nước sạch tự chảy được xây dựng trên 30 năm, dẫn nước từ mó nước Gốc Tăng để phục vụ cho trên 10 hộ dân xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc, Hòa Bình) đến nay đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)
Một công trình nước sạch tự chảy được xây dựng trên 30 năm, dẫn nước từ mó nước Gốc Tăng để phục vụ cho trên 10 hộ dân xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc, Hòa Bình) đến nay đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)
Bà Đinh Thị Yên tại xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc, Hòa Bình) đã phải chi trên 10 triệu đồng để khoan giếng nhưng vẫn không có nước phục vụ sinh hoạt. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Bà Đinh Thị Yên tại xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc, Hòa Bình) đã phải chi trên 10 triệu đồng để khoan giếng nhưng vẫn không có nước phục vụ sinh hoạt. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nhiều đường ống dẫn nước bị hỏng nên người dân xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc, Hòa Bình) không có nước để sử dụng. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nhiều đường ống dẫn nước bị hỏng nên người dân xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc, Hòa Bình) không có nước để sử dụng. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nhiều hộ dân tại các xã vùng cao khó khăn Đà Bắc như Vầy Nưa, Tiền Phóng, Suối Nánh, Hiền Lương... thường xuyên thiếu nước, cứ vài hôm lại phải đi kiểm tra đường ống. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nhiều hộ dân tại các xã vùng cao khó khăn Đà Bắc như Vầy Nưa, Tiền Phóng, Suối Nánh, Hiền Lương... thường xuyên thiếu nước, cứ vài hôm lại phải đi kiểm tra đường ống. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Gần 2 năm nay, gia đình chị Đặng Thị Mùi phải sử dụng các dụng cụ để hứng nước mưa, đi chở nước tại các địa điểm khác xa nhà về để sinh hoạt. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Gần 2 năm nay, gia đình chị Đặng Thị Mùi phải sử dụng các dụng cụ để hứng nước mưa, đi chở nước tại các địa điểm khác xa nhà về để sinh hoạt. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Suối Khé tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc, Hòa Bình) đã khô dòng, trơ đáy. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)
Suối Khé tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc, Hòa Bình) đã khô dòng, trơ đáy. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)
Theo các hộ dân xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc, Hòa Bình) thì nước giếng khoan tuy thuận tiện trong sinh hoạt, nhưng chi phí tiền điện rất cao nếu sử dụng vào tưới tiêu. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)
Theo các hộ dân xóm Dưng, xã Hiền Lương (Đà Bắc, Hòa Bình) thì nước giếng khoan tuy thuận tiện trong sinh hoạt, nhưng chi phí tiền điện rất cao nếu sử dụng vào tưới tiêu. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục