Cái giá lạnh đến âm 40 độ C của mùa đông Phần Lan, đã phần nào được sưởi ấm với đoàn cán bộ Việt Nam sang nghiên cứu kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động truyền thông khoa học công nghệ bởi sự đón tiếp nồng nhiệt của các đồng nghiệp Phần Lan.
Đáng chú ý đón đoàn tại sân bay quốc tế Helsinki-Vantaa có Thạc sĩ Marjo Paavola, Giám đốc, chuyên gia tư vấn cao cấp của đại diện Tập đoàn Ramboll tại Phần Lan là con dâu của Việt Nam cùng chồng là anh Đinh Quỳnh, nhà ở phố Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Hải Phòng, nay là Việt kiều đã nhập Quốc tịch Phần Lan, hiện làm việc tại Công ty Fazer tại Helsinki chuyên cung ứng lương thực, thực phẩm, bánh kẹo cho nhiều thành phố ở Phần Lan.
"Xin chào các anh chị, có khỏe không!” - Trong lúc rét buốt thấu xương nơi đất khách quê người, sau 26 giờ bay, trong đó có hơn 8 giờ chờ đợi tại hai sân bay Thành phố Hồ Chí Minh và Charles de Gaulle (Pháp) nghe một phụ nữ nước ngoài nhanh nhẹn, nói khá lưu loát tiếng Việt, ai nấy đều ngạc nhiên và trở nên tỉnh táo.
Chị Marjo Paavola dáng người dỏng cao, tóc vàng, mắt xanh, ân cần bắt tay, thăm hỏi sức khỏe từng thành viên trong đoàn công tác của chúng tôi.
Chị được Tập đoàn Ramboll - đơn vị trúng thầu thực hiện Dự án Đối tác đổi mới sáng tạo (IPP) giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Phần Lan, giao cho đón tiếp, bố trí nơi ăn, nghỉ, liên hệ cho chúng tôi làm việc và trao đổi với gần 20 đơn vị có liên quan.
Với sự nhiệt tình giúp đỡ của vợ chồng Marjo Paavola, mặc dù tuyết phủ, rét buốt thấu xương chưa từng thấy trong nhiều năm nay, đi lại rất khó khăn nhưng chuyến công tác của đoàn cán bộ Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam sang nghiên cứu kinh nghiệm truyền thông khoa học công nghệ tại Phần Lan đã thành công tốt đẹp.
Với khuôn mặt phúc hậu, Marjo Paavola không xa lạ, rất quen thuộc với Việt Nam. Chị nguyên là chuyên gia của Phần Lan thực hiện Dự án cấp thoát nước và môi trường cho thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2005.
Trong thời gian nói trên, Marjo Paavola thường xuyên xuất hiện trên Đài truyền hình và báo chí Hải Phòng, có đôi lần xuất hiện trên Đài truyền hình Việt Nam giới thiệu về Dự án cấp thoát nước Phần Lan thực hiện tại thành phố cảng.
Marjo Paavola nặng tình nghĩa đối với con người và đất nước Việt Nam. Không chỉ làm chuyên gia cho Dự án cấp thoát nước và môi trường của Phần Lan thực hiện tại Hải Phòng, Marjo Paavola còn tham gia Chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của Phần Lan dành cho một số tỉnh, thành phố của Việt Nam, có nhiều bạn bè thân quen ở Hải Phòng, Hà Nội.
Chị đã nhiều lần đến với bà con các dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai… kiểm tra thực hiện vốn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, xa, sẻ chia khó khăn, phổ biến kinh nghiệm sử dụng vốn sao cho có hiệu quả.
Riêng thành phố Hải Phòng, chị đã góp phần thuyết phục Chính phủ Phần Lan hỗ trợ 1 triệu USD cho công tác xóa đói giảm nghèo khi còn làm chuyên gia cho Dự án cấp thoát nước và môi trường thực hiện tại thành phố cảng.
Từ tình cảm đặc biệt đó, Marjo Paavola đã yêu, lấy chồng Việt Nam và chỉ thích nói "Tôi là người Việt Nam”.
Khi còn ở Việt Nam, anh Đinh Quỳnh đã giúp Marjo Paavola học tiếng Việt, tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hoá ẩm thực Việt Nam. Chị không những biết nấu cơm, canh cua rau đay với mồng tơi ăn với cà muối mà còn biết làm nem rán cùng các món ăn quen thuộc của Việt Nam.
Anh Đinh Quỳnh là con trai duy nhất trong gia đình, khi dẫn Marjo Paavola về nhà giới thiệu với bố mẹ, anh em, nội tộc đều đồng ý để anh chị xây dựng gia đình. Marjo Paavola thật sự cảm động khi bố mẹ anh Quỳnh bày tỏ “Nếu các con yêu nhau thật sự có hạnh phúc thì tam tứ núi cũng trèo… ở Việt Nam hay Phần Lan xa xôi đều là ngôi nhà hạnh phúc của các con”.
Rời đất nước Việt Nam - nơi khí hậu nhiệt đới, gió mùa, quanh năm không có tuyết phủ sang Phần Lan là đất nước nằm ở đỉnh Bắc Âu, là quê hương của ông Già Tuyết và Tuần Lộc có đến 6 tháng mùa đông/năm, tuyết phủ, mảnh đất tận cùng thế giới, chàng rể Đinh Quỳnh sau 5 năm đã thích ứng với đời sống cộng đồng xã hội nơi đây.
Anh đã phải mất hai năm đầu mới nhập cư để học tiếng Phần Lan cùng tiếng Anh và học nghề dịch vụ nhà hàng. Đến nay, anh đã sử dụng thành thạo cả tiếng Phần Lan, tiếng Anh và tiếp tục làm nghề cung ứng lương thực, thực phẩm.
Là giám đốc, chuyên gia tư vấn cao cấp của một tập đoàn kinh tế lớn xuyên quốc gia, những năm gần đây, Marjo Paavola thỉnh thoảng được cử đi kiểm tra dự án về nước và môi trường của Phần Lan đang thực hiện ở Hà Nội và một số địa phương ở Việt Nam. Mỗi lần về Việt Nam, chị đều ghé thăm quê chồng tại Hải Phòng.
Marjo Paavola rất thích về sinh sống tại Việt Nam quê chồng vì khí hậu dễ chịu, không rét buốt, tuyết phủ, giá cả không đắt đỏ như ở Phần Lan. “Nếu thu nhập ở Phần Lan mà tiêu xài ở Hà Nội hoặc Hải Phòng thì thật là sung túc”- Marjo Paavola nhận xét như thế.
Marjo Paavola đang vận động để được làm chuyên gia cho một dự án của Phần Lan thực hiện ở Việt Nam có điều kiện về sống ở quê chồng, đem vốn và kiến thức đã tích lũy được góp phần xây dựng đất nước Việt Nam./.
Đáng chú ý đón đoàn tại sân bay quốc tế Helsinki-Vantaa có Thạc sĩ Marjo Paavola, Giám đốc, chuyên gia tư vấn cao cấp của đại diện Tập đoàn Ramboll tại Phần Lan là con dâu của Việt Nam cùng chồng là anh Đinh Quỳnh, nhà ở phố Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Hải Phòng, nay là Việt kiều đã nhập Quốc tịch Phần Lan, hiện làm việc tại Công ty Fazer tại Helsinki chuyên cung ứng lương thực, thực phẩm, bánh kẹo cho nhiều thành phố ở Phần Lan.
"Xin chào các anh chị, có khỏe không!” - Trong lúc rét buốt thấu xương nơi đất khách quê người, sau 26 giờ bay, trong đó có hơn 8 giờ chờ đợi tại hai sân bay Thành phố Hồ Chí Minh và Charles de Gaulle (Pháp) nghe một phụ nữ nước ngoài nhanh nhẹn, nói khá lưu loát tiếng Việt, ai nấy đều ngạc nhiên và trở nên tỉnh táo.
Chị Marjo Paavola dáng người dỏng cao, tóc vàng, mắt xanh, ân cần bắt tay, thăm hỏi sức khỏe từng thành viên trong đoàn công tác của chúng tôi.
Chị được Tập đoàn Ramboll - đơn vị trúng thầu thực hiện Dự án Đối tác đổi mới sáng tạo (IPP) giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Phần Lan, giao cho đón tiếp, bố trí nơi ăn, nghỉ, liên hệ cho chúng tôi làm việc và trao đổi với gần 20 đơn vị có liên quan.
Với sự nhiệt tình giúp đỡ của vợ chồng Marjo Paavola, mặc dù tuyết phủ, rét buốt thấu xương chưa từng thấy trong nhiều năm nay, đi lại rất khó khăn nhưng chuyến công tác của đoàn cán bộ Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam sang nghiên cứu kinh nghiệm truyền thông khoa học công nghệ tại Phần Lan đã thành công tốt đẹp.
Với khuôn mặt phúc hậu, Marjo Paavola không xa lạ, rất quen thuộc với Việt Nam. Chị nguyên là chuyên gia của Phần Lan thực hiện Dự án cấp thoát nước và môi trường cho thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2005.
Trong thời gian nói trên, Marjo Paavola thường xuyên xuất hiện trên Đài truyền hình và báo chí Hải Phòng, có đôi lần xuất hiện trên Đài truyền hình Việt Nam giới thiệu về Dự án cấp thoát nước Phần Lan thực hiện tại thành phố cảng.
Marjo Paavola nặng tình nghĩa đối với con người và đất nước Việt Nam. Không chỉ làm chuyên gia cho Dự án cấp thoát nước và môi trường của Phần Lan thực hiện tại Hải Phòng, Marjo Paavola còn tham gia Chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của Phần Lan dành cho một số tỉnh, thành phố của Việt Nam, có nhiều bạn bè thân quen ở Hải Phòng, Hà Nội.
Chị đã nhiều lần đến với bà con các dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai… kiểm tra thực hiện vốn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, xa, sẻ chia khó khăn, phổ biến kinh nghiệm sử dụng vốn sao cho có hiệu quả.
Riêng thành phố Hải Phòng, chị đã góp phần thuyết phục Chính phủ Phần Lan hỗ trợ 1 triệu USD cho công tác xóa đói giảm nghèo khi còn làm chuyên gia cho Dự án cấp thoát nước và môi trường thực hiện tại thành phố cảng.
Từ tình cảm đặc biệt đó, Marjo Paavola đã yêu, lấy chồng Việt Nam và chỉ thích nói "Tôi là người Việt Nam”.
Khi còn ở Việt Nam, anh Đinh Quỳnh đã giúp Marjo Paavola học tiếng Việt, tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hoá ẩm thực Việt Nam. Chị không những biết nấu cơm, canh cua rau đay với mồng tơi ăn với cà muối mà còn biết làm nem rán cùng các món ăn quen thuộc của Việt Nam.
Anh Đinh Quỳnh là con trai duy nhất trong gia đình, khi dẫn Marjo Paavola về nhà giới thiệu với bố mẹ, anh em, nội tộc đều đồng ý để anh chị xây dựng gia đình. Marjo Paavola thật sự cảm động khi bố mẹ anh Quỳnh bày tỏ “Nếu các con yêu nhau thật sự có hạnh phúc thì tam tứ núi cũng trèo… ở Việt Nam hay Phần Lan xa xôi đều là ngôi nhà hạnh phúc của các con”.
Rời đất nước Việt Nam - nơi khí hậu nhiệt đới, gió mùa, quanh năm không có tuyết phủ sang Phần Lan là đất nước nằm ở đỉnh Bắc Âu, là quê hương của ông Già Tuyết và Tuần Lộc có đến 6 tháng mùa đông/năm, tuyết phủ, mảnh đất tận cùng thế giới, chàng rể Đinh Quỳnh sau 5 năm đã thích ứng với đời sống cộng đồng xã hội nơi đây.
Anh đã phải mất hai năm đầu mới nhập cư để học tiếng Phần Lan cùng tiếng Anh và học nghề dịch vụ nhà hàng. Đến nay, anh đã sử dụng thành thạo cả tiếng Phần Lan, tiếng Anh và tiếp tục làm nghề cung ứng lương thực, thực phẩm.
Là giám đốc, chuyên gia tư vấn cao cấp của một tập đoàn kinh tế lớn xuyên quốc gia, những năm gần đây, Marjo Paavola thỉnh thoảng được cử đi kiểm tra dự án về nước và môi trường của Phần Lan đang thực hiện ở Hà Nội và một số địa phương ở Việt Nam. Mỗi lần về Việt Nam, chị đều ghé thăm quê chồng tại Hải Phòng.
Marjo Paavola rất thích về sinh sống tại Việt Nam quê chồng vì khí hậu dễ chịu, không rét buốt, tuyết phủ, giá cả không đắt đỏ như ở Phần Lan. “Nếu thu nhập ở Phần Lan mà tiêu xài ở Hà Nội hoặc Hải Phòng thì thật là sung túc”- Marjo Paavola nhận xét như thế.
Marjo Paavola đang vận động để được làm chuyên gia cho một dự án của Phần Lan thực hiện ở Việt Nam có điều kiện về sống ở quê chồng, đem vốn và kiến thức đã tích lũy được góp phần xây dựng đất nước Việt Nam./.
Vũ Xuân Bân (Vietnam+)