Một nghiên cứu mới về chế độ ăn trên toàn quốc đã tiết lộ rằng vì lo ngại tăng cân nên nhiều người Australia hiện nay đang giảm dần lượng thực phẩm ngũ cốc trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Trung bình hàm lượng ngũ cốc mà mỗi người dân Australia tiêu thụ giảm 25% trong vòng hai năm gần đây.
Tổ chức nghiên cứu về dinh dưỡng Go Grains Health & Nutrition đã tiến hành một đợt khảo sát về mức độ tiêu thụ các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc như bánh mì, bột ngũ cốc để ăn sáng, cơm, mì ống, mì sợi và các cây họ đậu... trong hai năm (2009-2011).
Kết quả thu được cho thấy người dân Australia hiện không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu về các loại thức ăn có chứa carbohydrate, làm dấy lên hồi chuông báo động về hiện tượng giảm tiêu thụ ngũ cốc là hậu quả của việc hiểu sai lợi ích dinh dưỡng của các loại thực phẩm này.
Mặc dù những chỉ dẫn về ăn uống hiện nay khuyến cáo người dân tiêu thụ tối thiểu 4 khẩu phần thực phẩm ngũ cốc mỗi ngày (tương đương với 2 bát cháo gạo lứt hoặc cháo yến mạch, hoặc 4 lát bánh mì) và một nửa trong số đó phải là ngũ cốc toàn bộ (wholegrain), nhưng nghiên cứu cho thấy đa số người Australia hiểu sai khi cho rằng mức tiêu chuẩn chỉ là 2,5 khẩu phần ngũ cốc/ngày.
Năm 2009, trung bình mỗi người dân Australia ăn tới 4,1 khẩu phần ngũ cốc mỗi ngày, nhưng đến năm 2011 cho thấy con số này đã giảm xuống còn chỉ 3,2. Đây là một điều đáng quan ngại bởi vì các loại thực phẩm chế biến từ ngũ cốc cung cấp các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, magiê, sinh tố B, B2, niaxin, folate, chất xơ, đạm và carbohydrate.
Số liệu điều tra cũng cho thấy trung bình phụ nữ tiêu thụ ba khẩu phần ăn ngũ cốc mỗi ngày. Tuy nhiên, đàn ông lại là những người cắt giảm hàm lượng ngũ cốc nhiều hơn. Lượng bánh mì tiêu thụ giảm từ 15,3 khẩu phần/tuần xuống còn 11,9 và hàm lượng bột ngũ cốc từ 3,8 khẩu phần xuống còn 2,99.
Gần 1/3 lượng thực phẩm chế biến từ ngũ cốc (28%) mà người Australia tiêu thụ hiện nay là từ các bữa ăn tổng hợp, đồ ăn nhanh, bánh ngọt hay bánh nướng và điều này cũng không có lợi cho sức khỏe.
Chủ tịch của Go Grains Health & Nutrition, bà Robyn Murray cho rằng tình trạng này là do người dân Australia quan niệm rằng lương thực có nguồn gốc từ những loại ngũ cốc có thể sẽ làm họ tăng cân, đặc biệt là nữ giới trong nhóm tuổi 15-24. Do đó, rất nhiều người đang bỏ lỡ những thực phẩm dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe./.
Trung bình hàm lượng ngũ cốc mà mỗi người dân Australia tiêu thụ giảm 25% trong vòng hai năm gần đây.
Tổ chức nghiên cứu về dinh dưỡng Go Grains Health & Nutrition đã tiến hành một đợt khảo sát về mức độ tiêu thụ các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc như bánh mì, bột ngũ cốc để ăn sáng, cơm, mì ống, mì sợi và các cây họ đậu... trong hai năm (2009-2011).
Kết quả thu được cho thấy người dân Australia hiện không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu về các loại thức ăn có chứa carbohydrate, làm dấy lên hồi chuông báo động về hiện tượng giảm tiêu thụ ngũ cốc là hậu quả của việc hiểu sai lợi ích dinh dưỡng của các loại thực phẩm này.
Mặc dù những chỉ dẫn về ăn uống hiện nay khuyến cáo người dân tiêu thụ tối thiểu 4 khẩu phần thực phẩm ngũ cốc mỗi ngày (tương đương với 2 bát cháo gạo lứt hoặc cháo yến mạch, hoặc 4 lát bánh mì) và một nửa trong số đó phải là ngũ cốc toàn bộ (wholegrain), nhưng nghiên cứu cho thấy đa số người Australia hiểu sai khi cho rằng mức tiêu chuẩn chỉ là 2,5 khẩu phần ngũ cốc/ngày.
Năm 2009, trung bình mỗi người dân Australia ăn tới 4,1 khẩu phần ngũ cốc mỗi ngày, nhưng đến năm 2011 cho thấy con số này đã giảm xuống còn chỉ 3,2. Đây là một điều đáng quan ngại bởi vì các loại thực phẩm chế biến từ ngũ cốc cung cấp các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, magiê, sinh tố B, B2, niaxin, folate, chất xơ, đạm và carbohydrate.
Số liệu điều tra cũng cho thấy trung bình phụ nữ tiêu thụ ba khẩu phần ăn ngũ cốc mỗi ngày. Tuy nhiên, đàn ông lại là những người cắt giảm hàm lượng ngũ cốc nhiều hơn. Lượng bánh mì tiêu thụ giảm từ 15,3 khẩu phần/tuần xuống còn 11,9 và hàm lượng bột ngũ cốc từ 3,8 khẩu phần xuống còn 2,99.
Gần 1/3 lượng thực phẩm chế biến từ ngũ cốc (28%) mà người Australia tiêu thụ hiện nay là từ các bữa ăn tổng hợp, đồ ăn nhanh, bánh ngọt hay bánh nướng và điều này cũng không có lợi cho sức khỏe.
Chủ tịch của Go Grains Health & Nutrition, bà Robyn Murray cho rằng tình trạng này là do người dân Australia quan niệm rằng lương thực có nguồn gốc từ những loại ngũ cốc có thể sẽ làm họ tăng cân, đặc biệt là nữ giới trong nhóm tuổi 15-24. Do đó, rất nhiều người đang bỏ lỡ những thực phẩm dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)