Theo một cuộc khảo sát do GfK Geo Marketing (Đức) tiến hành tại 42 nước, người dân ở Liechtenstein là những người giàu nhất châu Âu, trong khi người Moldova nghèo hơn 45 lần, còn người Tây Ban Nha có sức mua xấp xỉ của người dân châu Âu với thu nhập trung bình khoảng 13.000 euro/năm.
Đứng đầu bảng xếp hạng với mức thu nhập tính theo đầu người là Liechtenstein, một quốc gia nhỏ bé không nằm trong Liên minh châu Âu (EU) có biên giới với Áo và Thụy Sĩ với mức thu nhập khoảng 57.000 euro/năm.
Đất nước nằm trên dãy núi Alps này còn là một thiên đường về thuế. Thuế thấp đã thu hút ngày càng nhiều công ty đăng ký hoạt động và các dịch vụ tài chính phát triển khá mạnh tại đây.
Nước Thụy Sĩ láng giềng mà Liechtenstein chia sẻ liên minh tiền tệ và thuế quan, đứng thứ ba về thu nhập bình quân sau Na Uy, một nước giàu dầu mỏ nhưng cũng không phải thành viên EU.
Tại EU, nước thành viên giàu có nhất tính theo đầu người là Luxembourg, đây cũng là một đất nước nhỏ bé có mức thuế thấp và có xu hướng phát triển mạnh trong lĩnh vực tài chính.
Người dân Luxembourg có mức thu nhập sau thuế bằng một nửa mức thu nhập của người Liechtenstein khoảng 28.924 euro/năm. Mức thu nhập này vẫn cao hơn gấp 2 lần so với mức thu nhập trung bình của người dân châu Âu khoảng 13.000 euro/năm.
Xếp cuối bảng có Moldova, Belarus và Kosovo, những nước mà thu nhập của người dân ít hơn mức thu nhập trung bình của châu Âu tới 10 lần.
Sự chênh lệch về thu nhập giữa các khu vực này khá cao. Những người dân ở thủ đô Paris (Pháp) hầu hết đều giàu gấp 2 lần so với những người có mức thu nhập trung bình của quốc gia này, trong khi 1/4 số người giàu ở Bulgaria tập trung ở thủ đô Sofia.
Tại Ba Lan, cũng có sự chênh lệch lớn về tài sản cá nhân giữa các vùng, chẳng hạn ở vùng Đông Nam là 3.626 euro/người /năm thì ở thủ đô Warsaw lên tới 9.969 euro/người /năm.
Đan Mạch, đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng về sức chi tiêu của cá nhân, cũng là nước có sự phân bổ đồng đều nhất giữa các vùng. Người dân ở thủ đô Copenhagen có mức thu nhập 23.442 euro/người /năm trong khi mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là ở vùng Jutland phía Bắc nước này, khoảng 21.033 euro/năm.
Kết quả cuộc khảo sát trên, được tính dựa trên mức thu nhập và các khoản tiết kiệm cá nhân sau khi nộp thuế, cũng cho thấy tổng số tài sản ở châu Âu và xếp Đức đứng đầu bảng, tiếp theo là Pháp và Anh.
Ba nền kinh tế lớn nhất trong EU này chiếm gần 1/2 tổng sức mua ở châu Âu, với 53% còn lại được phân chia cho 39 nước khác.
Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ là nơi sức mua tính theo đầu người dưới mức trung bình, cũng nằm trong tốp 10 nước hàng đầu về tổng số tài sản./.
Đứng đầu bảng xếp hạng với mức thu nhập tính theo đầu người là Liechtenstein, một quốc gia nhỏ bé không nằm trong Liên minh châu Âu (EU) có biên giới với Áo và Thụy Sĩ với mức thu nhập khoảng 57.000 euro/năm.
Đất nước nằm trên dãy núi Alps này còn là một thiên đường về thuế. Thuế thấp đã thu hút ngày càng nhiều công ty đăng ký hoạt động và các dịch vụ tài chính phát triển khá mạnh tại đây.
Nước Thụy Sĩ láng giềng mà Liechtenstein chia sẻ liên minh tiền tệ và thuế quan, đứng thứ ba về thu nhập bình quân sau Na Uy, một nước giàu dầu mỏ nhưng cũng không phải thành viên EU.
Tại EU, nước thành viên giàu có nhất tính theo đầu người là Luxembourg, đây cũng là một đất nước nhỏ bé có mức thuế thấp và có xu hướng phát triển mạnh trong lĩnh vực tài chính.
Người dân Luxembourg có mức thu nhập sau thuế bằng một nửa mức thu nhập của người Liechtenstein khoảng 28.924 euro/năm. Mức thu nhập này vẫn cao hơn gấp 2 lần so với mức thu nhập trung bình của người dân châu Âu khoảng 13.000 euro/năm.
Xếp cuối bảng có Moldova, Belarus và Kosovo, những nước mà thu nhập của người dân ít hơn mức thu nhập trung bình của châu Âu tới 10 lần.
Sự chênh lệch về thu nhập giữa các khu vực này khá cao. Những người dân ở thủ đô Paris (Pháp) hầu hết đều giàu gấp 2 lần so với những người có mức thu nhập trung bình của quốc gia này, trong khi 1/4 số người giàu ở Bulgaria tập trung ở thủ đô Sofia.
Tại Ba Lan, cũng có sự chênh lệch lớn về tài sản cá nhân giữa các vùng, chẳng hạn ở vùng Đông Nam là 3.626 euro/người /năm thì ở thủ đô Warsaw lên tới 9.969 euro/người /năm.
Đan Mạch, đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng về sức chi tiêu của cá nhân, cũng là nước có sự phân bổ đồng đều nhất giữa các vùng. Người dân ở thủ đô Copenhagen có mức thu nhập 23.442 euro/người /năm trong khi mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là ở vùng Jutland phía Bắc nước này, khoảng 21.033 euro/năm.
Kết quả cuộc khảo sát trên, được tính dựa trên mức thu nhập và các khoản tiết kiệm cá nhân sau khi nộp thuế, cũng cho thấy tổng số tài sản ở châu Âu và xếp Đức đứng đầu bảng, tiếp theo là Pháp và Anh.
Ba nền kinh tế lớn nhất trong EU này chiếm gần 1/2 tổng sức mua ở châu Âu, với 53% còn lại được phân chia cho 39 nước khác.
Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ là nơi sức mua tính theo đầu người dưới mức trung bình, cũng nằm trong tốp 10 nước hàng đầu về tổng số tài sản./.
Thái Vân (TTXVN)