Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong những năm gần đây các nước EU nói chung và Pháp nói riêng luôn quan tâm đến vấn đề ngân sách và nhiều nhất là lương hưu.
Chính sách hưu trí tại Pháp trong những năm gần đây đã liên tục được cải cách và tiến hành với vô vàn tranh cãi giữa các “đối tác” xã hội, từ nhà nước, giới chủ cho đến các công đoàn.
Nếu như cải cách năm 2010 của chính phủ dưới thời tổng thống Sarkozy đã xác định độ tuổi nghỉ hưu là 62 thì lập tức bị thay đổi vào năm 2012, sau khi đảng xã hội lên nắm quyền với tân tổng thống Francois Hollande, và kết quả tuổi nghỉ hưu được đẩy lên sớm hơn hai năm, thành 60 tuổi.
Cuối tháng 2 vừa qua, chính phủ Pháp đã thành lập Ban nghiên cứu những “kịch bản” cải cách chế độ hưu trí trước khi đưa ra bàn thảo chi tiết với các đối tác xã hội như giới chủ, công đoàn…
Nhiệm vụ của ban này là xác định những lộ trình cải cách để đảm bảo cân bằng các chế độ hưu trí trong ngắn, trung và dài hạn; để tăng cường sự công bằng, bền vững và hợp lý đối với người có bảo hiểm xã hội. Những kết luận của ban này sẽ được trình lên chính phủ vào thánh 6 năm nay.
Bộ trưởng Xã hội Marisol Touraine cho biết: “Đây là thời điểm quan trọng. Chúng tôi phải tính toán mọi kịch bản trước khi ra những quyết định dứt khoát.”
Ban nghiên cứu này của chính phủ hội tụ những chuyên gia về hưu trí, về an sinh xã hội, các nhà kinh tế và cả chuyên gia tâm lý. Đây vẫn chỉ là những bước chuẩn bị, còn việc chính phủ có trình ra một dự luật cải cách hưu trí ngay trong năm nay hay không thì vẫn chưa có câu trả lời.
Nhìn chung thì Chính phủ muốn chấm dứt thâm hụt ngân sách của hệ thống hưu trí vào năm 2020. Năm 2020, là thời điểm mà chính phủ Pháp muốn đạt được sự cân bằng của hệ thống hưu trí.
Đây là một mục tiêu đầy tham vọng bởi vì tính đến cuối thập kỷ này thâm hụt ngân sách hưu trí cộng dồn lại từ tất cả các chế độ lương hưu khác nhau có thể lên đến 21 tỷ euro, trong đó khu vực cơ quan hành chính là nặng nhất với mức thâm hụt 7 tỷ euro.
Tuổi thọ tăng lên, nhưng người Pháp lo nghỉ hưu ra sao?
Theo kết quả nghiên cứu toàn cầu của ngân hàng HSBC trong đó tập trung nhiều vào nước Pháp, người Pháp không tiết kiệm đủ cho tuổi xế chiều của họ.
Thậm chí có tới hơn 1/3 dân Pháp, tức là khoảng 36% không tiết kiệm gì hết cho tuổi già và khoảng 23% thừa nhận là không chuẩn bị về hưu một cách đầy đủ. Đa số dân Pháp vẫn chỉ tin và dựa hoàn toàn vào chế độ hưu trí của Nhà nước.
Cũng theo kết quả nghiên cứu này, 50% người Pháp coi Nhà nước là nguồn đảm bảo lương hưu cho họ, mà không hề tính đến tình hình thâm hụt ngân sách hưu trí trầm trọng.
Đây là chỉ số tin tưởng cao nhất trên thế giới. Trung bình thì trên thế giới chỉ có 16% người dân tin rằng Nhà nước có thể đảm bảo chi trả lương hưu cho họ.
Có chăng thì giới trẻ Pháp là kém tin tưởng vào Nhà nước hơn vì chỉ có 30% tin rằng an sinh xã hội sẽ đảm bảo cuộc sống của họ sau khi về hưu.
Thay vào đó trào lưu hiện nay là người ta tin vào quyển sổ tiết kiệm hơn, thậm chí tỷ lệ người dồn tiền vào gửi ngân hàng tăng lên so với trào lưu truyền thống là mua bất động sản.
Hệ thống hưu trí của Pháp chủ yếu dựa trên nguyên tắc chia sẻ, những đóng góp của người đi làm được dùng để trả lương hưu cho người về hưu. Hệ thống này bao gồm nhiều chế độ chuyên biệt.
Kể từ năm 1990 đến nay đã có rất nhiều cải cách về lương hưu và cũng gây ra nhiều tranh cãi, mà có thể chia ra làm ba luồng quan điểm chính, những người muốn giữ nguyên hệ thống đã có; những người muốn cải cách từng phần và những người muốn một chế độ cào bằng với phương pháp tính điểm.
Nói về các chế độ nghỉ hưu thì hiện có rất nhiều văn bản (hơn 600 chế độ cơ bản) và hơn 6.000 các loại văn bản chế độ bổ sung.
Nhưng chủ yếu có 3 nhóm chính, một là khu vực tư nhân bao gồm chế độ lương hưu cơ bản được cộng thêm những phụ cấp theo những chương trình hưu trí khác nhau; hai là những chế độ hưu trí tự chủ của thợ thủ công, người buôn bán, nghề tự do và Quỹ bảo hiểm xã hội nông nghiệp; và ba là hưu trí trong khu vực nhà nước với ba nhóm chính là các cơ quan công chức và bệnh viện; viên chức nhà nước và các tổ chức phụ thuộc vào nhà nước không có quỹ hưu trí độc lập; các chế độ hưu trí đặc biệt ví dụ như ngành đường sắt quốc gia, điện lực, giao thông công cộng Paris…
Sự đa dạng của tuổi nghỉ hưu
Kể từ cải cách hưu trí tại Pháp vào năm 2010, tuổi nghỉ hưu là 62. Tuổi nghỉ hưu để nhận được lương hưu trọn vẹn sẽ dần dần được đẩy lên 67 tuổi.
Kể từ 2011, mỗi năm độ tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 4 tháng. Thời gian làm việc và đóng góp là phải từ 160 đến 166 quý. Đây là cơ sở để tính toán những trường hợp nghỉ hưu sớm hoặc là nghỉ hưu muộn.
Độ tuổi tối thiểu để nghỉ hưu là 62, đối với những người sinh từ ngày 1/1/1955. Để có được một mức lương hưu trọn vẹn thì người lao động phải có thời gian đóng góp đầy đủ, được tính theo đơn vị quý.
Khi người lao động hội đủ hai điều kiện là tuổi đời và thời gian đóng góp thì sẽ nhận được mức lương hưu cơ bản cộng với phần phụ cấp lương hưu không bị khấu trừ.
Trong độ tuổi từ 62 đến 67, người lao động có thể nghỉ hưu ngay cả khi chưa có đủ số thời gian đóng góp vào quỹ lương hưu, nhưng tiền lương hưu sẽ bị khấu trừ.
Tất nhiên là cũng có những trường hợp về hưu muộn như khi đến 67 tuổi, dù chưa có đủ sô thời gian đóng góp, người lao động vẫn có thể nghỉ hưu mà không bị khấu trừ, tuy nhiên mức lương hưu cơ bản phải được tính dựa trên số quý đi làm.
Những độ tuổi về hưu được điều chỉnh theo chế độ hưu trí khác nhau, như đối với người lao động hưởng lương hoặc không hưởng lương trong khu vực khu vực tư nhân tuổi nghỉ hưu là từ 62.
Trong khu vực hành chính công, tuổi nghỉ hưu đa dạng hơn,làm việc tập trung tại văn phòng là 62 tuổi nhưng không quá 67 tuổi; từ 52 đến 57 tuổi đối với nghề nghiệp hoạt động ngoài hiện trường có tính nặng nhọc hoặc nguy hiểm, nhưng cũng không quá 62 tuổi.
Trong khi đó một số chế độ đặc biệt thì tuổi nghỉ hưu có thể dao động từ 40 đến 60, tùy theo đặc điểm nghề nghiệp và số năm làm việc./.
Chính sách hưu trí tại Pháp trong những năm gần đây đã liên tục được cải cách và tiến hành với vô vàn tranh cãi giữa các “đối tác” xã hội, từ nhà nước, giới chủ cho đến các công đoàn.
Nếu như cải cách năm 2010 của chính phủ dưới thời tổng thống Sarkozy đã xác định độ tuổi nghỉ hưu là 62 thì lập tức bị thay đổi vào năm 2012, sau khi đảng xã hội lên nắm quyền với tân tổng thống Francois Hollande, và kết quả tuổi nghỉ hưu được đẩy lên sớm hơn hai năm, thành 60 tuổi.
Cuối tháng 2 vừa qua, chính phủ Pháp đã thành lập Ban nghiên cứu những “kịch bản” cải cách chế độ hưu trí trước khi đưa ra bàn thảo chi tiết với các đối tác xã hội như giới chủ, công đoàn…
Nhiệm vụ của ban này là xác định những lộ trình cải cách để đảm bảo cân bằng các chế độ hưu trí trong ngắn, trung và dài hạn; để tăng cường sự công bằng, bền vững và hợp lý đối với người có bảo hiểm xã hội. Những kết luận của ban này sẽ được trình lên chính phủ vào thánh 6 năm nay.
Bộ trưởng Xã hội Marisol Touraine cho biết: “Đây là thời điểm quan trọng. Chúng tôi phải tính toán mọi kịch bản trước khi ra những quyết định dứt khoát.”
Ban nghiên cứu này của chính phủ hội tụ những chuyên gia về hưu trí, về an sinh xã hội, các nhà kinh tế và cả chuyên gia tâm lý. Đây vẫn chỉ là những bước chuẩn bị, còn việc chính phủ có trình ra một dự luật cải cách hưu trí ngay trong năm nay hay không thì vẫn chưa có câu trả lời.
Nhìn chung thì Chính phủ muốn chấm dứt thâm hụt ngân sách của hệ thống hưu trí vào năm 2020. Năm 2020, là thời điểm mà chính phủ Pháp muốn đạt được sự cân bằng của hệ thống hưu trí.
Đây là một mục tiêu đầy tham vọng bởi vì tính đến cuối thập kỷ này thâm hụt ngân sách hưu trí cộng dồn lại từ tất cả các chế độ lương hưu khác nhau có thể lên đến 21 tỷ euro, trong đó khu vực cơ quan hành chính là nặng nhất với mức thâm hụt 7 tỷ euro.
Tuổi thọ tăng lên, nhưng người Pháp lo nghỉ hưu ra sao?
Theo kết quả nghiên cứu toàn cầu của ngân hàng HSBC trong đó tập trung nhiều vào nước Pháp, người Pháp không tiết kiệm đủ cho tuổi xế chiều của họ.
Thậm chí có tới hơn 1/3 dân Pháp, tức là khoảng 36% không tiết kiệm gì hết cho tuổi già và khoảng 23% thừa nhận là không chuẩn bị về hưu một cách đầy đủ. Đa số dân Pháp vẫn chỉ tin và dựa hoàn toàn vào chế độ hưu trí của Nhà nước.
Cũng theo kết quả nghiên cứu này, 50% người Pháp coi Nhà nước là nguồn đảm bảo lương hưu cho họ, mà không hề tính đến tình hình thâm hụt ngân sách hưu trí trầm trọng.
Đây là chỉ số tin tưởng cao nhất trên thế giới. Trung bình thì trên thế giới chỉ có 16% người dân tin rằng Nhà nước có thể đảm bảo chi trả lương hưu cho họ.
Có chăng thì giới trẻ Pháp là kém tin tưởng vào Nhà nước hơn vì chỉ có 30% tin rằng an sinh xã hội sẽ đảm bảo cuộc sống của họ sau khi về hưu.
Thay vào đó trào lưu hiện nay là người ta tin vào quyển sổ tiết kiệm hơn, thậm chí tỷ lệ người dồn tiền vào gửi ngân hàng tăng lên so với trào lưu truyền thống là mua bất động sản.
Hệ thống hưu trí của Pháp chủ yếu dựa trên nguyên tắc chia sẻ, những đóng góp của người đi làm được dùng để trả lương hưu cho người về hưu. Hệ thống này bao gồm nhiều chế độ chuyên biệt.
Kể từ năm 1990 đến nay đã có rất nhiều cải cách về lương hưu và cũng gây ra nhiều tranh cãi, mà có thể chia ra làm ba luồng quan điểm chính, những người muốn giữ nguyên hệ thống đã có; những người muốn cải cách từng phần và những người muốn một chế độ cào bằng với phương pháp tính điểm.
Nói về các chế độ nghỉ hưu thì hiện có rất nhiều văn bản (hơn 600 chế độ cơ bản) và hơn 6.000 các loại văn bản chế độ bổ sung.
Nhưng chủ yếu có 3 nhóm chính, một là khu vực tư nhân bao gồm chế độ lương hưu cơ bản được cộng thêm những phụ cấp theo những chương trình hưu trí khác nhau; hai là những chế độ hưu trí tự chủ của thợ thủ công, người buôn bán, nghề tự do và Quỹ bảo hiểm xã hội nông nghiệp; và ba là hưu trí trong khu vực nhà nước với ba nhóm chính là các cơ quan công chức và bệnh viện; viên chức nhà nước và các tổ chức phụ thuộc vào nhà nước không có quỹ hưu trí độc lập; các chế độ hưu trí đặc biệt ví dụ như ngành đường sắt quốc gia, điện lực, giao thông công cộng Paris…
Sự đa dạng của tuổi nghỉ hưu
Kể từ cải cách hưu trí tại Pháp vào năm 2010, tuổi nghỉ hưu là 62. Tuổi nghỉ hưu để nhận được lương hưu trọn vẹn sẽ dần dần được đẩy lên 67 tuổi.
Kể từ 2011, mỗi năm độ tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 4 tháng. Thời gian làm việc và đóng góp là phải từ 160 đến 166 quý. Đây là cơ sở để tính toán những trường hợp nghỉ hưu sớm hoặc là nghỉ hưu muộn.
Độ tuổi tối thiểu để nghỉ hưu là 62, đối với những người sinh từ ngày 1/1/1955. Để có được một mức lương hưu trọn vẹn thì người lao động phải có thời gian đóng góp đầy đủ, được tính theo đơn vị quý.
Khi người lao động hội đủ hai điều kiện là tuổi đời và thời gian đóng góp thì sẽ nhận được mức lương hưu cơ bản cộng với phần phụ cấp lương hưu không bị khấu trừ.
Trong độ tuổi từ 62 đến 67, người lao động có thể nghỉ hưu ngay cả khi chưa có đủ số thời gian đóng góp vào quỹ lương hưu, nhưng tiền lương hưu sẽ bị khấu trừ.
Tất nhiên là cũng có những trường hợp về hưu muộn như khi đến 67 tuổi, dù chưa có đủ sô thời gian đóng góp, người lao động vẫn có thể nghỉ hưu mà không bị khấu trừ, tuy nhiên mức lương hưu cơ bản phải được tính dựa trên số quý đi làm.
Những độ tuổi về hưu được điều chỉnh theo chế độ hưu trí khác nhau, như đối với người lao động hưởng lương hoặc không hưởng lương trong khu vực khu vực tư nhân tuổi nghỉ hưu là từ 62.
Trong khu vực hành chính công, tuổi nghỉ hưu đa dạng hơn,làm việc tập trung tại văn phòng là 62 tuổi nhưng không quá 67 tuổi; từ 52 đến 57 tuổi đối với nghề nghiệp hoạt động ngoài hiện trường có tính nặng nhọc hoặc nguy hiểm, nhưng cũng không quá 62 tuổi.
Trong khi đó một số chế độ đặc biệt thì tuổi nghỉ hưu có thể dao động từ 40 đến 60, tùy theo đặc điểm nghề nghiệp và số năm làm việc./.
Lê Hà/Paris (Vietnam+)