Người được coi là già nhất còn sống sót từ trại tập trung khét tiếng Auschwitz-Birkenau của phátxít Đức, ông Antoni Dobrowolski đã qua đời hôm 21/10, hưởng thọ 108 tuổi.
Trang mạng của lịch sử gia Adam Cyra cho biết ông Dobrowolski đã qua đời ở thị trấn Debno, Tây Bắc Ba Lan.
Cách đây hàng chục năm, thầy giáo tiểu học Dobrowolski đã bí mật tổ chức các lớp học nhằm giúp người dân địa phương không bị rơi vào cảnh "mù chữ."
Năm 1942, ông bị lực lượng Gestapo của phátxít Đức bắt. Ông là người đầu tiên bị đưa đến Auschwitz rồi sau đó bị chuyển đến nhà tù Gross Rosen và Sachsenhausen.
Năm 1945, khi quân đội Liên Xô cũ và Ba Lan giải phóng những trại tập trung và nhà tù, ông đã tìm lại được tự do.
Trở lại Ba Lan sau chiến tranh, ông đã dạy học tại một trường tiểu học ở Debno rồi sau đó giảng dạy ở trường phổ thông cơ sở.
Trong quá khứ, trại tập trung Auschwitz là trại lớn nhất trong các trại tập trung của phátxít Đức.
Trại này nằm ở Ba Lan và được đặt tên theo thành phố Oswiecim gần đó, cách Krakow 50km về phía Tây, cách thủ đô Warszawa 286km. Trong thời kỳ phátxít Đức chiếm đóng Ba Lan từ năm 1939, Oswiecim được sát nhập vào Đức và đổi tên thành Auschwitz./.
Trang mạng của lịch sử gia Adam Cyra cho biết ông Dobrowolski đã qua đời ở thị trấn Debno, Tây Bắc Ba Lan.
Cách đây hàng chục năm, thầy giáo tiểu học Dobrowolski đã bí mật tổ chức các lớp học nhằm giúp người dân địa phương không bị rơi vào cảnh "mù chữ."
Năm 1942, ông bị lực lượng Gestapo của phátxít Đức bắt. Ông là người đầu tiên bị đưa đến Auschwitz rồi sau đó bị chuyển đến nhà tù Gross Rosen và Sachsenhausen.
Năm 1945, khi quân đội Liên Xô cũ và Ba Lan giải phóng những trại tập trung và nhà tù, ông đã tìm lại được tự do.
Trở lại Ba Lan sau chiến tranh, ông đã dạy học tại một trường tiểu học ở Debno rồi sau đó giảng dạy ở trường phổ thông cơ sở.
Trong quá khứ, trại tập trung Auschwitz là trại lớn nhất trong các trại tập trung của phátxít Đức.
Trại này nằm ở Ba Lan và được đặt tên theo thành phố Oswiecim gần đó, cách Krakow 50km về phía Tây, cách thủ đô Warszawa 286km. Trong thời kỳ phátxít Đức chiếm đóng Ba Lan từ năm 1939, Oswiecim được sát nhập vào Đức và đổi tên thành Auschwitz./.
Trà My (TTXVN)