Người thổ dân da đỏ Mỹ đầu tiên được phong thánh

Trên một cánh đồng ở New York, bức tượng một cô gái thổ dân Bắc Mỹ đã trở thành vị thánh người bản địa đầu tiên toát lên vẻ êm ả.
Trên một cánh đồng lạnh lẽo ở New York, bức tượng một cô gái thổ dân Bắc Mỹ đãtrở thành vị thánh người bản địa đầu tiên toát lên vẻ êm ả.

Tuy nhiên, thực raKateri Tekakwitha đã có một cuộc đời thảm khốc - và những bóng ma từ cuộc đời bikịch của cô vẫn còn ám ảnh những ngọn đồi ở nơi đây.

Nhân vật từ thế kỷ 17 này sẽ làm nên lịch sử khi Vatican phong thánh cô vào cuốinăm nay, mặc dù niềm vui trong cộng đồng thổ dân bản xứ sẽ trộn lẫn với một vàikỷ niệm lịch sử đau đớn.

Không một "người da đỏ" nào khác, trong số những cư dân bản địa ban đầu của Mỹvà Canada, được biết đến rộng rãi, và được phong thánh.

Những thế kỷ tiếp nối nhau bị chiếm đoạt, kỳ thị hoặc bị tẩy chay, những ngườiMỹ bản địa sẽ sớm có những trải nghiệm khác lạ khi xuất hiện trong một ánh sángtích cực hơn.

Mark Steed, tu sỹ dòng Franciscan quản lý đền thờ Kateri trên bờ sông Mohawk,nói rằng sau hơn 30 năm làm việc giữa những người Mỹ bản địa, ông hạnh phúc khithấy họ đã đạt được điều này.

"Họ đã bị dìm xuống, bỏ qua," Mark, người đàn ông 71 tuổi nói bằng một giọng nhẹnhàng nhưng đanh thép. "Bởi vậy tôi nghĩ rằng với những người bị đàn áp, bất cứai nổi bật sẽ là một ưu thế."

Với rất nhiều người Mỹ bản địa, đặc biệt là trong cộng đồng thổ dân và những bộlạc Iroquois khác nằm dọc biên giới Mỹ-Canada, sự phong thánh của Kateri đã chậmtrễ hàng thập kỷ.

Vatican cần một một sự công nhận về một phép lạ của người phụ nữ thổ dân đã quađời ba thế kỷ trước này và những báo cáo của các tín đồ: mọi thứ kể cả việc chữabệnh cho người ốm để nhấc một người bay lên khỏi mặt đất và rồi xuất hiện lơlửng trong những bộ quần áo da thú.

Không câu chuyện nào trong số đó được thẩm định. Nhưng trong năm 2006, bác sỹtại Seattle đã xác nhận một sự kiện đáng kinh ngạc.

Ngược lại mọi sự chẩn đoán, một cậu bé 11 tuổi người Mỹ bản địa bị mắc bệnh cóthể dẫn đến tử vong do một loại vi khuẩn ăn thịt gây ra đã hồi phục hoàn toàn.Cha mẹ của cậu đã cầu nguyện tới Kateri.

Mặc dù cần thêm 5 năm nữa, câu chuyện này đã thuyết phục được Vatican, và thángtrước Giáo hoàng Benedict XVI đã quyết định phong thánh cho Kateri.

Những tín đồ của cô đã rất vui mừng. "Đó sẽ là một lễ kỷ niệm quan trọng đầutiên," tờ Tin tức Tekakwitha công bố trong tháng 1.

Câu chuyện về cuộc đời của Kateri bao gồm cả nỗi tuyệt vọng và - với một vàingười - đó là hy vọng được gieo mầm trong thời kỳ đầu hỗn độn khi người da trắngđến định cư.

Theo lịch sử, Kateri sống sót sau khi bị mắc bệnh đậu mùa năm 4 tuổi, nhưng mồcôi và gần như bị mù. Thảm kịch tiếp theo đó là một tấn công của những ngườiđịnh cư Pháp và các đồng minh bàn địa, những người này đã đốt cháy trụi ngôilàng của cô.

Một lần nữa, cô sống sót, và trong chục năm tiếp theo cô đã sống trong một ngôilàng mới được xây dựng bên sông Mohawk trong khu rừng gần đền thờ Kateri ngàynay, Và ở đó, khi 20 tuổi, cô đã được rửa tội và bước vào bốn năm cuối cùng cótính chất quyết định của cuộc đời mình.

Bị bộ tộc của mình tẩy chay, - Kateri - với cái tên Tekakwitha được dịch từ ngônngữ bản địa là "Kẻ vụng về" - đã chạy trốn đến một ngôi làng giờ đây ở Canada.

Mặc dù bị tàn phá bởi bệnh tật, cô săn sóc những người ốm khác và sống một cuộcđời khổ hạnh - bao gồm cả việc tự đốt cháy mình với than nóng - khiến những nhàtruyền giáo và những người theo đạo phải ngưỡng mộ.

Truyền thuyết kể lại là khi qua đời ở tuổi 24, những dấu vết của bệnh đầu mùatrên gương mặt cô đột nhiên được xóa sạch.

Câu chuyện này vẫn còn truyền cảm hứng cho những người sống gần Fonda để tụ tậptrong ngôi đền, hay trong ngôi nhà nguyện bằng gỗ 230 năm, nơi một bức tranh lớnvề Kateri được treo phía sau bàn thờ.

Nhưng câu chuyện cũng gắn liền với lịch sử đen tối về cuộc chinh phục của nhữngngười châu Âu và vai trò của những người theo đạo Cơ đốc.

Tom Porter, người sống gần đền thờ Kateri, tin rằng Kateri đã góp phần trongviệc hủy diệt dân tộc mình. "Cô ấy đã bị sử dụng," ông trả lời trong một cuộcphỏng vấn hiếm hoi.

Không giống như nhiều thổ dân Bắc Mỹ hiện đại, những người đã cải đạo hoặc khôngquan tâm đến tôn giáo nào, Porter đã hoạt động tích cực để khôi phục lại nhữngtín ngưỡng cũ.

Ông sống cùng gia đình và một ít người trong một trang trại nơi họ tự trồng cây,nuôi gia súc và sử dụng ngựa để cày đất. Là một người đứng đầu bộ tộc thổ dânBắc Mỹ lâu năm, Porter được đắm mình trong những tục lệ tinh thần của cha ông.

Mời một phóng viên đến để tham gia vào bữa ăn gia đình lớn trong ngôi nhà chính,Porter, người mang tên theo tiếng mẹ đẻ là Sakokwenionkwas, hay "Anh ấy sẽ giànhchiến thắng," nói rằng mặt trời, mặt trăng và sấm sét quan trọng đối với ngườiIroquois hơn là thần thánh hay giáo hoàng.

"Cơ đốc giáo không phải là một đôi giày vừa với bất kỳ ai. Không phải giành chođôi chân, hay trái tim, tâm hồn tôi," ông nói.

Là một người hài hước, Porter mang dấu ấn của những bộ lạc mình trên gương mặtđầy vẻ tự hào như thể một con đại bàng. Tuy nhiên, ông cũng không thể che giấusự cay đắng của mình.

Đôi với ông, không có sự khác biệt giữa sự lan truyền của Cơ đốc giáo với nhữngchính sách tàn nhẫn, bao gồm cả đồng hóa cưỡng ép trong các trường nội trú củachính phủ ở thế kỷ 20, được sử dụng để chinh phục những người Mỹ bản địa.

Ở tuổi 67, Porter đã chắc chắn rằng mỗi người trong số 5 con gái, 1 con trai và11 người cháu của mình sẽ sống theo những tập tục truyền thống.

Ông nghĩ rằng Kateri có thể bị buộc phải trở thành một người Công giáo. "Tôikhông biết liệu cô ấy có thực sự là một người Công giáo hay không," ông nói. "Họrất nghèo tại thời điểm đó. Những người châu Âu đã phá hủy mọi thứ, mọi ngườiđều thiếu thốn và đói kém, và nếu bạn muốn giúp đỡ bất kỳ ai bạn phải là mộtngười Công giáo."

Porter thừa nhận rằng chỉ một số ít thổ dân bản địa đồng ý với ông. Ông thậm chícòn thừa nhận rằng một số người trong gia đình lớn của mình đã theo Kateri.

"Nó làm tan nát trái tim tôi," ông nói.

Tu sỹ Mark thừa nhận rằng đã có những tội lỗi "khủng khiếp" và quyết tâm hàn gắnvết thương.

Trong nhà nguyện bằng gỗ tại đền thờ Kateri, một mảnh chăn truyền thống bao phủbàn thờ, giày đi tuyết và da nai treo trên các xà nhà, và các loại thảo mộcthiêng liêng như thuốc lá và cây xô thơm đang được sấy khô.

Có một cây thánh giá, tất nhiên rồi, nhưng cũng có những hình ảnh về cây cối vàrùa tại trung tâm của huyền thoại bản địa này.

Chẳng bao lâu sau khi làm việc tại Fonda từ một năm trước, tu sỹ Canada đã gọicho Porter. "Ông ấy rất ngạc nhiên," tu sỹ Mark nhớ lại.

Kể từ đó, cả hai đã thường xuyên gặp gỡ và khi họ có bất đồng, họ lắng nghe ýkiến của nhau, như một cặp đôi kỳ quặc đang tạo dựng hòao bình trên mảnh đất nơimột vị thánh trong tương lai dã từng sống.

"Ông ấy là một người bạn," Porter nói về tu sỹ Mark. "Khi tôi lớn lên, không cóai ghét bỏ các linh mục và nữ tu hơn tôi. Nhưng giờ tôi đã không còn như vậy. Vàtất cả các kẻ thù của tôi đều trở thành bạn tốt của tôi"./.

P.V (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục