Kết luận này được nêu ra trong haicông trình nghiên cứu công bố ngày 24/10 trên Tạp chí Y khoa Lancet.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong vòng 20 năm qua số người bị đột quỵ ở độ tuổitừ 20 đến 64 đã tăng 25%. Đối với những người ở độ tuổi dưới 75 hiện chiếm tới62% các ca đột quỵ mới, trong đó 45% bị tử vong, và 72% rơi vào tình trạng ốmyếu và bệnh tật.
Các nhà khoa học còn phát hiện thấy 83.000 người ở độ tuổi 20 bị đột qụy mỗinăm, chiếm 0,5% đồng thời cảnh báo bệnh đột quỵ sẽ tiếp tục "trẻ hóa" trừ phiáp dụng các biện pháp khẩn cấp để cải thiện lối sống không lành mạnh bằng cáchgiảm liều lượng sử dụng muối, calo, rượu và thuốc lá.
Nghiên cứu cho thấy chỉ tính riêng trong năm 2010, có tới 61,5% số người bị bệnhtật và 51,7% người bị tử vong do đột quỵ xuất huyết, vốn xảy ra khi một mạch máuyếu bị đứt mà nguyên nhân chính là do huyết áp cao và lối sống không lành mạnh,gây ra.
Phần lớn những người bị đột quỵ là ở độ tuổi dưới 75. Đặc biệt, những người cóthu nhập thấp và sinh sống ở các quốc gia có mức thu nhập trung bình thì tỷ lệmắc phải bệnh đột quỵ xuất huyết tăng gần 19%.
Số trường hợp xảy ra đột quỵ xuất huyết thường chỉ bằng một nửa số ca bị đột quỵdo thiếu máu cục bộ, vốn xảy ra do tình trạng tắc nghẽn ở mạch máu cung cấp máucho não.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo tình trạng bệnh tật, ốm yếu và tử vong do đột quỵgây ra sẽ tăng gấp đôi trên toàn thế giới vào năm 2030, đặc biệt tại các quốcgia có thu nhập thấp và trung bình do việc ăn uống không lành mạnh, áp huyếtcao, béo phì, lười vận động và hút thuốc tại những quốc gia này đang tăngmạnh./.