Trong khi Hà Nội và cả nước tưng bừng tổ chức Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, nhiều hội, đoàn người Việt tại Đức đã tổ chức những buổi gặp gỡ thân mật, đầy xúc động hướng về Thăng Long-Hà Nội.
Tối 3/10, tại Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở thủ đô Berlin, Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức đã tổ chức Lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Sau lễ chào cờ, những người tham dự buổi lễ đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ những vị tiền bối đã hy sinh xương máu, mồ hôi và nước mắt để giữ gìn và xây dựng Thăng Long-Hà Nội trong 1.000 năm qua.
Phó Chủ tịch thường trực Hội người Hà Nội Nhâm Hữu Phương đã nêu lên những cột mốc quan trọng trong 1.000 năm qua đối với Thăng Long-Hà Nội, kể từ khi vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô về thành Đại La, mở ra một thời kỳ mới, vận hội mới trong dựng nước và giữ nước và khẳng định người Việt Nam dù sống ở đâu vẫn hướng về Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Phan Ý Nhi, Tham tán, Trưởng ban công tác cộng đồng, đã đánh giá cao việc Hội người Hà Nội tại nước Đức có nhiều sáng kiến, chủ động trong việc tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, bày tỏ hy vọng Hội người Hà Nội có nhiều hoạt động hữu ích hơn, đoàn kết và tạo ra những bản sắc riêng, có dấu ấn của người Hà Nội.
Trước đó cùng ngày, tại Nhà văn hóa Sao Mai trong Trung tâm thương mại Thái Bình Dương ở Berlin, Hội đồng hương Kinh Bắc tại Đức cũng đã tổ chức liên hoan gặp mặt đồng hương lần thứ tư và chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội với sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Đức Đỗ Hòa Bình và phu nhân.
Trong cuộc gặp mặt, những người tham dự đã được thưởng thức nhiều tiết mục với những làn điệu dân ca quan họ và những điệu múa đặc sắc của vùng Kinh Bắc, môn nghệ thuật đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại./.
Tối 3/10, tại Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở thủ đô Berlin, Hội người Hà Nội tại Cộng hòa Liên bang Đức đã tổ chức Lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Sau lễ chào cờ, những người tham dự buổi lễ đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ những vị tiền bối đã hy sinh xương máu, mồ hôi và nước mắt để giữ gìn và xây dựng Thăng Long-Hà Nội trong 1.000 năm qua.
Phó Chủ tịch thường trực Hội người Hà Nội Nhâm Hữu Phương đã nêu lên những cột mốc quan trọng trong 1.000 năm qua đối với Thăng Long-Hà Nội, kể từ khi vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô về thành Đại La, mở ra một thời kỳ mới, vận hội mới trong dựng nước và giữ nước và khẳng định người Việt Nam dù sống ở đâu vẫn hướng về Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Phan Ý Nhi, Tham tán, Trưởng ban công tác cộng đồng, đã đánh giá cao việc Hội người Hà Nội tại nước Đức có nhiều sáng kiến, chủ động trong việc tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, bày tỏ hy vọng Hội người Hà Nội có nhiều hoạt động hữu ích hơn, đoàn kết và tạo ra những bản sắc riêng, có dấu ấn của người Hà Nội.
Trước đó cùng ngày, tại Nhà văn hóa Sao Mai trong Trung tâm thương mại Thái Bình Dương ở Berlin, Hội đồng hương Kinh Bắc tại Đức cũng đã tổ chức liên hoan gặp mặt đồng hương lần thứ tư và chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội với sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Đức Đỗ Hòa Bình và phu nhân.
Trong cuộc gặp mặt, những người tham dự đã được thưởng thức nhiều tiết mục với những làn điệu dân ca quan họ và những điệu múa đặc sắc của vùng Kinh Bắc, môn nghệ thuật đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại./.
(TTXVN/Vietnam+)