Ngày 22/2, Liên hợp quốc đã cảnh báo nguy cơ lũ lụt lớn sẽ tàn phá các nước lưu vực sông Danube ở châu Âu.
Tổng Thư ký Chiến lược quốc tế của Liên hợp quốc về giảm thảm họa (UNISDR) Margareta Wahlström nhấn mạnh lũ lụt có sức tàn phá lớn do băng tan nhanh trên sông Danube có thể làm gia tăng thiệt hại về người và của sau mùa Đông khắc nghiệt năm 2011.
Băng tan bất thường dẫn đến những hậu quả khôn lường cho các nước bên bờ sông. Trong khi hàng nghìn người từ Serbia đến Bulgaria vẫn phải chịu bão tuyết, các dấu hiệu tan băng bất thường đã báo động nguy cơ lũ lụt tàn phá trên diện rộng ở nhiều nước lưu vực sông Danube, đặc biệt ở các nước không có cơ sở hạ tầng quản lý lũ lụt như đập hoặc đê.
Băng tan nhanh trên con sông dài thứ hai ở châu Âu này đã tạo ra các tảng băng lớn làm lật nghiêng nhiều tàu và cầu trên sông, đồng thời làm tắc nghẽn giao thông tại nhiều khu vực ở Đức và các nước Balkan.
Mùa Đông năm 2011 với giá rét khắc nghiệt làm hàng trăm người chết đã bộc lộ những yếu kém trong môi trường đang được xây dựng cũng như khả năng sẵn sàng của con người trước những kịch bản thời tiết xấu nhất.
Thời tiết lạnh khắc nghiệt đã làm tê liệt nhiều khu vực châu Âu, làm chết hơn 300 người ở Ukraine, Ba Lan, Pháp, Italy.
Bà Margareta Wahlström đánh giá cao quyết định của Bulgaria tiến hành tổng kiểm tra hơn 500 đập nước trên khắp nước này và xả nước ở nhiều hồ chứa nước đề phòng nước sông Danube dâng cao.
Bà kêu gọi các chính phủ châu Âu thúc đẩy các kế hoạch tốt hơn để đối phó hiệu quả các mô hình thời tiết cực đoan trong tương lai.
Việc không thể dự báo trước được các sự kiện thời tiết xấu có thể dẫn đến những tổn thất không thể lường trước về người và tài sản, vì vậy, đầu tư lớn hơn cho các kế hoạch mùa Đông ở châu Âu là đầu tư thông minh trong những năm sắp tới./.
Tổng Thư ký Chiến lược quốc tế của Liên hợp quốc về giảm thảm họa (UNISDR) Margareta Wahlström nhấn mạnh lũ lụt có sức tàn phá lớn do băng tan nhanh trên sông Danube có thể làm gia tăng thiệt hại về người và của sau mùa Đông khắc nghiệt năm 2011.
Băng tan bất thường dẫn đến những hậu quả khôn lường cho các nước bên bờ sông. Trong khi hàng nghìn người từ Serbia đến Bulgaria vẫn phải chịu bão tuyết, các dấu hiệu tan băng bất thường đã báo động nguy cơ lũ lụt tàn phá trên diện rộng ở nhiều nước lưu vực sông Danube, đặc biệt ở các nước không có cơ sở hạ tầng quản lý lũ lụt như đập hoặc đê.
Băng tan nhanh trên con sông dài thứ hai ở châu Âu này đã tạo ra các tảng băng lớn làm lật nghiêng nhiều tàu và cầu trên sông, đồng thời làm tắc nghẽn giao thông tại nhiều khu vực ở Đức và các nước Balkan.
Mùa Đông năm 2011 với giá rét khắc nghiệt làm hàng trăm người chết đã bộc lộ những yếu kém trong môi trường đang được xây dựng cũng như khả năng sẵn sàng của con người trước những kịch bản thời tiết xấu nhất.
Thời tiết lạnh khắc nghiệt đã làm tê liệt nhiều khu vực châu Âu, làm chết hơn 300 người ở Ukraine, Ba Lan, Pháp, Italy.
Bà Margareta Wahlström đánh giá cao quyết định của Bulgaria tiến hành tổng kiểm tra hơn 500 đập nước trên khắp nước này và xả nước ở nhiều hồ chứa nước đề phòng nước sông Danube dâng cao.
Bà kêu gọi các chính phủ châu Âu thúc đẩy các kế hoạch tốt hơn để đối phó hiệu quả các mô hình thời tiết cực đoan trong tương lai.
Việc không thể dự báo trước được các sự kiện thời tiết xấu có thể dẫn đến những tổn thất không thể lường trước về người và tài sản, vì vậy, đầu tư lớn hơn cho các kế hoạch mùa Đông ở châu Âu là đầu tư thông minh trong những năm sắp tới./.
(TTXVN)