Nguy cơ USAID thiếu kinh phí hỗ trợ phân phối vaccine trên toàn cầu

Nếu không được cấp thêm kinh phí, USAID sẽ không thực hiện được cam kết giúp phân phối vaccine đủ số lượng theo mục tiêu đề ra cho các nước có thu nhập thấp và trung bình vào giữa năm 2022.
Nguy cơ USAID thiếu kinh phí hỗ trợ phân phối vaccine trên toàn cầu ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: devex.com)

Theo tờ Politico của Mỹ, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) sắp sửa không còn đủ kinh phí để hỗ trợ cho chương trình của Chính phủ Mỹ phân phối hàng trăm triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới.

Một bài báo đăng tải trên tờ Politico số ra mới đây dẫn lời hai quan chức USAID, cho biết nếu không được cấp thêm kinh phí, cơ quan này sẽ không thực hiện được cam kết giúp phân phối vaccine đủ số lượng theo mục tiêu đề ra cho các nước có thu nhập thấp và trung bình vào giữa năm 2022.

[USAID, CDC Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam phòng, chống COVID-19]

Theo bài báo, trong một loạt cuộc họp nội bộ trong những tuần gần đây, các quan chức của USAID đã bày tỏ lo ngại về chiến dịch này có thể bị đình trệ trong mùa Xuân tới nếu chính quyền Mỹ không hỗ trợ thêm kinh phí cho cơ quan này.

Việc tạm dừng phân phối vaccine ngừa COVID-19 được cho là "lỗ hổng" để biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện và có khả năng lây nhiễm mạnh hơn.

Trước đó, vào tháng Chín, giới chức Mỹ cho biết sẽ cần ít nhất 7 tỷ USD trong năm 2022 để đảm bảo cho hoạt động tiêm chủng trên toàn cầu.

USAID là cơ quan chủ chốt của Mỹ có nhiệm vụ giám sát hoạt động phân phối vaccine ngừa COVID-19 cho cơ chế COVAX và cho các nước trên toàn cầu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.