Khi đến Việt Nam và tận mắt chứng kiến những hình ảnh thương tâm của các nạn nhân chất độc màu da cam, phóng viên Rusdi Mustapha của tờ The Malay Mail đã không nén được xúc động và viết lên những dòng suy nghĩ làm rung động trái tim nhiều độc giả Malaysia.
Trong bài “Di chứng buồn của chiến tranh Việt Nam” đăng ngày 12/4, anh viết: Nếu có thể, bạn hãy cố hình dung ra cảnh tượng này. Khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học khai hoang có tên chất độc màu da cam, được phun lên 22.000 ngôi làng nhằm vào 2,1 cho đến 4,8 triệu người dân, và trong đó khoảng ba triệu người đã trở thành nạn nhân của chất hóa học chết người này.
Hậu quả ư? Chúng gây ra ung thư da, các khối u trên người ảnh hưởng đến tuyến giáp và các bộ phận sống khác của cơ thể, và sau chiến tranh, một thế hệ con cháu được sinh ra bị biến dạng di truyền do cha mẹ họ bị nhiễm các chất độc hóa học này. Thế nhưng, còn nhiều tin tức tội tệ hơn. Có khả năng ít nhất ba thế hệ theo cách này hoặc cách khác sẽ bị biến dạng khi sinh do các chất hóa học từ đời tổ tiên của họ đã nhiễm phải.
Nhưng hình ảnh tưởng tượng ấy lại thực sự xảy ra trên đất nước Việt Nam, một đất nước “xinh đẹp” với “những người dân rất thân thiện." Anh viết: “Điều này đã thực sự xảy ra đối với những người Việt Nam khi 80 triệu lít chất độc hóa học màu da cam, cùng những chất khai hoang khác, đã được phun xuống mảnh đất này trong những năm 1961 đến 1971.”
Và Rusdi Mustapha cho rằng “việc sử dụng chất độc hóa học và chất diệt cỏ, như chất độc màu da cam, nên được xem là tội phạm, và nếu như các hóa chất được sử dụng như vũ khí thì những người chịu trách nhiệm về sử dụng nó nên và phải được mang ra công lý."
Anh cũng cho rằng nỗi đau của các nạn nhân chất độc màu da cam là nỗi đau không gì so sánh được. “Hãy nhớ điều này. Khi mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang trong những hoàn cảnh khó khăn có thể về chính trị, xã hội hoặc kinh tế, chỉ cần nghĩ đến hàng triệu người Việt Nam mà cuộc sống vẫn còn khó khăn vì sự tàn khốc của chiến tranh mang đến và cách họ phải hứng chịu vết thương khủng khiếp mà cuộc chiến tranh để lại cho các thế hệ do việc sử dụng hóa chất độc hại như là một vũ khí 'hủy diệt hàng loạt'," anh viết.
Và lời kết của anh vừa như là lời tâm sự vừa như một câu hỏi cũng như một tiếng chuông thức tỉnh lương tâm của những người yêu chuộng hòa bình và công lý tại Malaysia và trên thế giới: “Đối với tôi, tôi thậm chí không thể bắt đầu tưởng tượng nổi nếu điều này đã xảy ra với chúng ta!”./.
Trong bài “Di chứng buồn của chiến tranh Việt Nam” đăng ngày 12/4, anh viết: Nếu có thể, bạn hãy cố hình dung ra cảnh tượng này. Khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học khai hoang có tên chất độc màu da cam, được phun lên 22.000 ngôi làng nhằm vào 2,1 cho đến 4,8 triệu người dân, và trong đó khoảng ba triệu người đã trở thành nạn nhân của chất hóa học chết người này.
Hậu quả ư? Chúng gây ra ung thư da, các khối u trên người ảnh hưởng đến tuyến giáp và các bộ phận sống khác của cơ thể, và sau chiến tranh, một thế hệ con cháu được sinh ra bị biến dạng di truyền do cha mẹ họ bị nhiễm các chất độc hóa học này. Thế nhưng, còn nhiều tin tức tội tệ hơn. Có khả năng ít nhất ba thế hệ theo cách này hoặc cách khác sẽ bị biến dạng khi sinh do các chất hóa học từ đời tổ tiên của họ đã nhiễm phải.
Nhưng hình ảnh tưởng tượng ấy lại thực sự xảy ra trên đất nước Việt Nam, một đất nước “xinh đẹp” với “những người dân rất thân thiện." Anh viết: “Điều này đã thực sự xảy ra đối với những người Việt Nam khi 80 triệu lít chất độc hóa học màu da cam, cùng những chất khai hoang khác, đã được phun xuống mảnh đất này trong những năm 1961 đến 1971.”
Và Rusdi Mustapha cho rằng “việc sử dụng chất độc hóa học và chất diệt cỏ, như chất độc màu da cam, nên được xem là tội phạm, và nếu như các hóa chất được sử dụng như vũ khí thì những người chịu trách nhiệm về sử dụng nó nên và phải được mang ra công lý."
Anh cũng cho rằng nỗi đau của các nạn nhân chất độc màu da cam là nỗi đau không gì so sánh được. “Hãy nhớ điều này. Khi mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang trong những hoàn cảnh khó khăn có thể về chính trị, xã hội hoặc kinh tế, chỉ cần nghĩ đến hàng triệu người Việt Nam mà cuộc sống vẫn còn khó khăn vì sự tàn khốc của chiến tranh mang đến và cách họ phải hứng chịu vết thương khủng khiếp mà cuộc chiến tranh để lại cho các thế hệ do việc sử dụng hóa chất độc hại như là một vũ khí 'hủy diệt hàng loạt'," anh viết.
Và lời kết của anh vừa như là lời tâm sự vừa như một câu hỏi cũng như một tiếng chuông thức tỉnh lương tâm của những người yêu chuộng hòa bình và công lý tại Malaysia và trên thế giới: “Đối với tôi, tôi thậm chí không thể bắt đầu tưởng tượng nổi nếu điều này đã xảy ra với chúng ta!”./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)