Đường chưa bao giờ "ngọt ngào" với các nhà sản xuất ở Trung Quốc như lúc này. Đầu tháng trước, giá đường còn quanh quẩn 5.840-5.850 NDT/tấn ở Nam Ninh, thủ phủ Quảng Tây, công xưởng đường của cả Trung Quốc. Vậy mà đầu tháng này, giá đã vọt lên 7.250 NDT.
Đó là mức tăng tới 25% trong vẻn vẹn một tháng. Giá đường giao sau đã tăng 40% trong năm tháng gần đây.
Và không chỉ đường, các nông sản khác cũng tăng giá chóng mặt kể từ đầu năm như tỏi, gừng, đỗ xanh, ngô, bông và gần đây nhất là táo. Với thị trường chứng khoán trì trệ và thị trường bất động sản đang bị kiểm soát ngặt nghèo, giới đầu cơ đang lùng sục khắp nơi và đổ vào thị trường hàng hóa như nông sản để kiếm lợi.
Tô Tiểu Thanh, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, nhận xét: “Giới đầu cơ đang nhằm vào các lĩnh vực như IT, dầu, mỏ và các nông sản."
Tân Cương, nơi cung cấp phần lớn lượng bông của cả Trung Quốc, đang chứng kiến sự tấp nập bất thường của những người mua kể từ tháng Năm, khi giá bắt đầu tăng. Chủ một xưởng bông tại đây cho biết trong nửa năm qua, ông đã đón tiếp hơn 200 “doanh nghiệp” đến ký hợp đồng. Phần lớn các cá nhân này đến từ Ôn Châu, một thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang vốn nổi tiếng là nơi tập trung nguồn vốn cá nhân lớn.
Trong khi đó ở Thê Hạ (tỉnh Sơn Đông) thì táo lại là đích ngắm khi mùa thu hoạch đang đến. Tờ China Securities Jornal dẫn lời một thương lái địa phương: “Đủ loại người đổ xô về đây. Một số từng buôn rau, có người thì chuyên buôn lợn… nhưng giờ đều chuyển sang táo. Lượng người mua năm nay cao hơn gấp đôi so với năm ngoái." Loại táo đỏ Fuji chất lượng cao thường có giá là 5 NDT/kg. Nhưng năm nay, giá bán buôn đã là gần 7 NDT/kg.
Lý Quốc Tường, nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển nông thôn thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đánh giá: “Với tính thanh khoản cao ở cả thị trường trong nước lẫn thế giới, các nhà đầu cơ năm nay đang rất tích cực hoạt động, đặc biệt ở khu vực nông sản."
Và tình hình không chỉ ở Trung Quốc. Giá một số nông sản chính trên thị trường thế giới cũng tăng mạnh. Lúa mỳ bắt đầu lên giá trong tháng Sáu sau nạn hạn hán và cháy rừng ở Nga (nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ ba thế giới) dẫn đến lo ngại về sản lượng giảm sút và động thái cấm xuất khẩu của nước này. Ngô, đậu nành và bông cũng tăng giá mạnh.
Ngoài yếu tố luồng tiền “nóng” trút từ các thị trường chứng khoán và bất động sản sang, một số nhà phân tích cho rằng một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nông sản tăng giá ở Trung Quốc là tình trạng mất cân bằng cung cầu.
Lấy bông làm ví dụ. Sản xuất quá nhiều trong vài năm qua kết hợp với lượng đơn đặt hàng giảm đã khiến nhiều nông dân bỏ mặt hàng này. Sau đó, khi cầu bắt đầu tăng trở lại trong năm nay thì nguồn cung lại không còn tương ứng.
Theo đánh giá của giới kinh tế, giá nông sản ở Trung Quốc nói riêng cũng như trên thế giới nói chung sẽ còn tiếp tục tăng về dài hạn./.
Đó là mức tăng tới 25% trong vẻn vẹn một tháng. Giá đường giao sau đã tăng 40% trong năm tháng gần đây.
Và không chỉ đường, các nông sản khác cũng tăng giá chóng mặt kể từ đầu năm như tỏi, gừng, đỗ xanh, ngô, bông và gần đây nhất là táo. Với thị trường chứng khoán trì trệ và thị trường bất động sản đang bị kiểm soát ngặt nghèo, giới đầu cơ đang lùng sục khắp nơi và đổ vào thị trường hàng hóa như nông sản để kiếm lợi.
Tô Tiểu Thanh, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, nhận xét: “Giới đầu cơ đang nhằm vào các lĩnh vực như IT, dầu, mỏ và các nông sản."
Tân Cương, nơi cung cấp phần lớn lượng bông của cả Trung Quốc, đang chứng kiến sự tấp nập bất thường của những người mua kể từ tháng Năm, khi giá bắt đầu tăng. Chủ một xưởng bông tại đây cho biết trong nửa năm qua, ông đã đón tiếp hơn 200 “doanh nghiệp” đến ký hợp đồng. Phần lớn các cá nhân này đến từ Ôn Châu, một thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang vốn nổi tiếng là nơi tập trung nguồn vốn cá nhân lớn.
Trong khi đó ở Thê Hạ (tỉnh Sơn Đông) thì táo lại là đích ngắm khi mùa thu hoạch đang đến. Tờ China Securities Jornal dẫn lời một thương lái địa phương: “Đủ loại người đổ xô về đây. Một số từng buôn rau, có người thì chuyên buôn lợn… nhưng giờ đều chuyển sang táo. Lượng người mua năm nay cao hơn gấp đôi so với năm ngoái." Loại táo đỏ Fuji chất lượng cao thường có giá là 5 NDT/kg. Nhưng năm nay, giá bán buôn đã là gần 7 NDT/kg.
Lý Quốc Tường, nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển nông thôn thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đánh giá: “Với tính thanh khoản cao ở cả thị trường trong nước lẫn thế giới, các nhà đầu cơ năm nay đang rất tích cực hoạt động, đặc biệt ở khu vực nông sản."
Và tình hình không chỉ ở Trung Quốc. Giá một số nông sản chính trên thị trường thế giới cũng tăng mạnh. Lúa mỳ bắt đầu lên giá trong tháng Sáu sau nạn hạn hán và cháy rừng ở Nga (nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ ba thế giới) dẫn đến lo ngại về sản lượng giảm sút và động thái cấm xuất khẩu của nước này. Ngô, đậu nành và bông cũng tăng giá mạnh.
Ngoài yếu tố luồng tiền “nóng” trút từ các thị trường chứng khoán và bất động sản sang, một số nhà phân tích cho rằng một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nông sản tăng giá ở Trung Quốc là tình trạng mất cân bằng cung cầu.
Lấy bông làm ví dụ. Sản xuất quá nhiều trong vài năm qua kết hợp với lượng đơn đặt hàng giảm đã khiến nhiều nông dân bỏ mặt hàng này. Sau đó, khi cầu bắt đầu tăng trở lại trong năm nay thì nguồn cung lại không còn tương ứng.
Theo đánh giá của giới kinh tế, giá nông sản ở Trung Quốc nói riêng cũng như trên thế giới nói chung sẽ còn tiếp tục tăng về dài hạn./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)