Khi vụ việc từ clip hành hạ trẻ ở Bình Dương được khui ra, tất cả mọi người lại cùng thảng thốt…Ai cũng hiểu rằng đó đâu phải chỉ là chuyện của một nhà, một địa phương mà là nỗi đau chung của toàn xã hội và chắc chắn còn rất nhiều những vụ việc khác chưa được phát hiện. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh về sự quan tâm chưa đủ của toàn xã hội, thậm chí là xem nhẹ, đối với cấp học quan trọng nhất này. Nhu cầu và những tiện lợi của nhóm trông trẻ tư nhân Hiện nay, số lượng các cơ sở giáo dục mầm non cả công lập và tư thục đều chưa đủ so với nhu cầu gửi trẻ của các gia đình. Chính vì thế, việc phụ huynh "chạy trường" mầm non hay đi xếp hàng xin học cho con từ tờ mờ sáng không hề lạ. Chưa nói đến những điểm còn “yếu”, chỉ nói về sự “thiếu” đã đặt ra vấn đề lớn về sự chênh cung-cầu. Thực tế đó là nguyên nhân đầu tiên khiến nảy sinh ra những nhóm trông trẻ tự phát. Tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn tới 15 phường, xã chưa có trường mầm non công lập nằm trên chín quận huyện, trong đó căng thẳng nhất là quận Gò Vấp (ba phường), quận Thủ Đức, Bình Tân (mỗi nơi hai phường). Còn ở Hà Nội, tin từ Sở Giáo dục Đào tạo cho biết thành phố chỉ mới đáp ứng 37% nhu cầu gửi trẻ với 827 trường mầm non, trong đó 160 trường mầm non ngoài công lập đang nuôi dạy hơn 240.000 trẻ. Hàng chục nghìn trẻ vẫn đang được nuôi dạy trong hơn 3.000 phòng học cấp 4, phòng học tạm và hơn 800 phòng học đặt nhờ ở nhà văn hóa, nhà dân, nhà kho... Ngay tại nội thành Hà Nội cũng có sáu phường chưa có trường mầm non công lập. Trong khi đó, nhiều phụ huynh lại nghĩ rằng nhà trẻ tư nhân có "điểm mạnh" là một người trông ít trẻ hơn, giờ giấc thì linh hoạt hơn rất nhà trẻ công nhiều, có gia đình còn phải thuê người đưa đón, gửi con thêm mấy giờ ở một “trạm trung chuyển” từ nhà trẻ công về nhà. Lý do chính là không thể đưa đón con đúng giờ được, do công việc, do kẹt xe, tắc đường… Và những tiện… hại lạnh người! Liên tục có những sự cố xảy ra ở những nhà trẻ tự phát khiến các bậc cha mẹ gai người. Đó là vụ bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa bị phát giác đầu năm 2008 ở Đồng Nai, đến vụ bảo mẫu Trần Thị Phụng ở Bình Dương gần đây…Vào tháng (1/2008) đã có chuyện về cái chết đau lòng của cháu bé 6 tháng tuổi sặc cháo ở tại nhà trẻ tư nhân (Biên Hoà), đưa đến bệnh viện thì tử vong. Và mới xảy ra một tháng nay là tường hợp cháu Trương Tuấn Lộc (14 tháng tuổi) bị sặc cháo đến tím tái tại nhóm trẻ gia đình ở Đà Nẵng. Sau khi được sơ cứu không khỏi, nhà trẻ đã chở cháu đi cấp cứu tại bệnh viện C17. Tại đây cháu đã tử vong…
Đó còn là trường hợp bị cáo Lê Thị Lê Vy (SN 1977, tại Bình Thuận) chỉ mới học hết lớp 5, chưa qua trường lớp đào tạo nghiệp vụ nào nhưng vẫn được bà Phan Thị Xuân Thu, chủ nhân nhà trẻ tư thục mầm non Thiên Thơ (quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), đã nhận vào làm việc. Vy dỗ bé Bảo Trân không được nên lấy cuộn băng keo cắt một đoạn dài khoảng 5cm rồi dán ngang miệng cho bé ngưng khóc từ đó dẫn đến việc cháu bé tử vong tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Trong phiên xét xử Lê Vy, Hội đồng xét xử nhận định, mặc dù bị cáo không có trình độ chuyên môn, chưa qua đào tạo tuy nhiên bị đã vô trách nhiệm, vô ý thức, thiếu đạo đức vì khi thấy bé khóc đã không dỗ hay làm cách khác mà dùng băng kéo dán lên miệng dẫn đến việc bé Trân bị chết lâm sàng. Chủ nhân nhà trẻ này cũng thừa nhận đã sai khi tuyển nhân viên nhưng không có hợp đồng lao động, quản lý nhân viên chưa chặt chẽ nên dẫn đến hậu quả đáng tiếc trên.
Thực tế này cho thấy hầu hết những người trông giữ trẻ tự phát là đối tượng không có việc làm, cần có thu nhập kiểu "đơn giản" như lao động phổ thông. Họ đều có trình độ học vấn thấp, cơ sở nhận trông trẻ chỉ là sàn nhà, góc phòng ở của người có điều kiện sống thấp chứ chưa nói gì đến việc đủ điều kiện để trông trẻ. Họ vừa làm nội trợ cho gia đình mình lại vừa trông thêm vài em bé. Tóm lại, họ đã "kiêm nhiệm" để tăng thu nhập chứ không thực sự coi là công việc nghiêm túc cần rèn luyện và suy nghĩ về nâng cao tay nghề.
Trong phiên xét xử Lê Vy, Hội đồng xét xử nhận định, mặc dù bị cáo không có trình độ chuyên môn, chưa qua đào tạo tuy nhiên bị đã vô trách nhiệm, vô ý thức, thiếu đạo đức vì khi thấy bé khóc đã không dỗ hay làm cách khác mà dùng băng kéo dán lên miệng dẫn đến việc bé Trân bị chết lâm sàng. Chủ nhân nhà trẻ này cũng thừa nhận đã sai khi tuyển nhân viên nhưng không có hợp đồng lao động, quản lý nhân viên chưa chặt chẽ nên dẫn đến hậu quả đáng tiếc trên.
Thực tế này cho thấy hầu hết những người trông giữ trẻ tự phát là đối tượng không có việc làm, cần có thu nhập kiểu "đơn giản" như lao động phổ thông. Họ đều có trình độ học vấn thấp, cơ sở nhận trông trẻ chỉ là sàn nhà, góc phòng ở của người có điều kiện sống thấp chứ chưa nói gì đến việc đủ điều kiện để trông trẻ. Họ vừa làm nội trợ cho gia đình mình lại vừa trông thêm vài em bé. Tóm lại, họ đã "kiêm nhiệm" để tăng thu nhập chứ không thực sự coi là công việc nghiêm túc cần rèn luyện và suy nghĩ về nâng cao tay nghề.
Cũng chính vì thiếu hiểu biết mà chính bản thân những người coi trẻ kể trên cũng không nhận thức được đánh trẻ, dán băng dính vào miệng trẻ, tắm "nhồi" nước vào mặt, giậm chân lên người trẻ là bạo hành... Vì có khi chính con cháu ruột thịt của họ, họ cũng làm vậy. Điều mà chúng ta cần ý thức rõ là vấn đề không thể cải tạo ngay, "xóa mù sư phạm", "bồi dưỡng lòng nhân ái" cho các đối tượng trông trẻ tự phát. Vì thế, trước mắt cần hạn chế những người không đủ điều kiện, không được cấp phép làm nghề giữ trẻ. Theo điều kiện mở nhà trẻ được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thì hầu hết các nhà trẻ tự phát hiện nay đều không đạt tiêu chuẩn.
Xin đừng “nhắm mắt đưa… con!”
Về phần các phụ huynh, đa phần các cặp vợ chồng cán bộ, công nhân viên, hộ kinh doanh nhỏ đều chọn giải pháp gửi con tại các điểm giữ trẻ tự phát. Cho dù họ ít nhiều biết rằng hộ gia đình không đủ điều kiện vật chất, không có nghiệp vụ sư phạm chăm sóc trẻ em nhưng cũng đành "nhắm mắt" trao con vì không thể "chen chân" vào nơi "trường ra trường." Lý do đơn giản vì họ không đủ tiền gửi con vào trường tư cao cấp, hoặc những người nghèo nhập cư thì không có hộ khẩu để cho con vào trường công, trong khi trường công vốn đã quá ít ỏi...
Bởi vậy, giải pháp trước mắt là chính quyền cấp xã, phường trên địa bàn phải tăng cường nhắc nhở, uốn nắn để các cơ sở trông trẻ tự phát này hoạt động đúng luật; thường xuyên mở các lớp nghiệp vụ về chăm sóc trẻ em để không xảy ra những sự việc đau lòng. Chị Hương-một phụ huynh của trường mầm non 10/10 (Hà Nội) cho biết: “Không có một người làm cha, làm mẹ nào lại không thương con của mình. Nhưng hiềm vì trình độ hạn chế nên khi gửi con ở các nhà trẻ ngoài không quan tâm đến cơ sở đó có được cấp phép nuôi dạy trẻ hay không?” “Mặt khác, những trường tư có giấy phép lồng khung kính treo trang trọng lại có mức học phí gấp 2, 3 lần so với trường công nên nhiều gia đình không có khả năng về kinh tế để theo.”- Chị Hương nói thêm.
Trao đổi với Phó Giáo sư -Tiến Sĩ Chu Hồng Thanh- Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, phóng viên Vietnam+ được biết vụ việc ở Bình Dương xảy ra tại một cơ sở trông trẻ tự phát, không hề được cấp phép và vì thế không có việc thanh tra, kiểm tra trong quá trình hoạt động của kiểu nhà trẻ “không hợp pháp” này. Từ thực tế "không cấp phép thì không kiểm tra, thanh tra", phải đến khi có vụ việc, chứng cớ thì pháp luật mới vào cuộc, trước khi các cơ quan chức năng có giải pháp lâu dài cho vấn đề này, thiết nghĩ các bậc làm cha mẹ phải tự bảo vệ chính con em mình khi chọn nơi trông giữ, tránh tình trạng khi các vụ bạo hành bị phát giác mới ngỡ ngàng, đau đớn./.
Xin đừng “nhắm mắt đưa… con!”
Về phần các phụ huynh, đa phần các cặp vợ chồng cán bộ, công nhân viên, hộ kinh doanh nhỏ đều chọn giải pháp gửi con tại các điểm giữ trẻ tự phát. Cho dù họ ít nhiều biết rằng hộ gia đình không đủ điều kiện vật chất, không có nghiệp vụ sư phạm chăm sóc trẻ em nhưng cũng đành "nhắm mắt" trao con vì không thể "chen chân" vào nơi "trường ra trường." Lý do đơn giản vì họ không đủ tiền gửi con vào trường tư cao cấp, hoặc những người nghèo nhập cư thì không có hộ khẩu để cho con vào trường công, trong khi trường công vốn đã quá ít ỏi...
Bởi vậy, giải pháp trước mắt là chính quyền cấp xã, phường trên địa bàn phải tăng cường nhắc nhở, uốn nắn để các cơ sở trông trẻ tự phát này hoạt động đúng luật; thường xuyên mở các lớp nghiệp vụ về chăm sóc trẻ em để không xảy ra những sự việc đau lòng. Chị Hương-một phụ huynh của trường mầm non 10/10 (Hà Nội) cho biết: “Không có một người làm cha, làm mẹ nào lại không thương con của mình. Nhưng hiềm vì trình độ hạn chế nên khi gửi con ở các nhà trẻ ngoài không quan tâm đến cơ sở đó có được cấp phép nuôi dạy trẻ hay không?” “Mặt khác, những trường tư có giấy phép lồng khung kính treo trang trọng lại có mức học phí gấp 2, 3 lần so với trường công nên nhiều gia đình không có khả năng về kinh tế để theo.”- Chị Hương nói thêm.
Trao đổi với Phó Giáo sư -Tiến Sĩ Chu Hồng Thanh- Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, phóng viên Vietnam+ được biết vụ việc ở Bình Dương xảy ra tại một cơ sở trông trẻ tự phát, không hề được cấp phép và vì thế không có việc thanh tra, kiểm tra trong quá trình hoạt động của kiểu nhà trẻ “không hợp pháp” này. Từ thực tế "không cấp phép thì không kiểm tra, thanh tra", phải đến khi có vụ việc, chứng cớ thì pháp luật mới vào cuộc, trước khi các cơ quan chức năng có giải pháp lâu dài cho vấn đề này, thiết nghĩ các bậc làm cha mẹ phải tự bảo vệ chính con em mình khi chọn nơi trông giữ, tránh tình trạng khi các vụ bạo hành bị phát giác mới ngỡ ngàng, đau đớn./.
Về điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục Điều 6 của Quy chế Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục quy định: Trường mầm non tư thục phải được ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập khi bảo đảm các điều kiện như: Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đi học. Phải có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. Phải có đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn quy định. Về giáo viên mầm non quy định phải có bằng trung cấp sư phạm mầm non, đối với những người có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm khác, phải có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm mầm non ít nhất là 30 ngày. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà trường, nhà trẻ phải đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh trường học. Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài, có cổng đảm bảo an toàn cho trẻ em. |
Nguyễn Anh (Vietnam+)