Tranh thủ thời điểm sinh viên các trường đai học, cao đẳng chuẩn bị nhập học, chủ nhà trọ ở khu vực Hà Nội đã viện đủ mọi lý do để đẩy giá phòng lên cao đột biến.
Mỏi cổ ngước giá nhà trọ
Theo tìm hiểu của phóng viên Vietnam+, trong vài ngày trở lại đây, giá phòng ở một số quận như Thanh Xuân, Cầu Giấy… đã đồng loạt tăng đáng kể, thậm chí có nơi, giá phòng đã nhảy vọt lên tới cả… nửa triệu đồng.
Yến Anh, sinh viên năm thứ hai Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông chán nản bảo, cô và một người bạn cùng trường thuê phòng trọ diện tích chỉ 10m2 với giá 1,2 triệu đồng. Thế nhưng, chớp mắt một cái qua mấy tuần nghỉ hè, hai đứa lếch thếch đưa đồ đạc mới lên Hà Nội đã thấy chủ nhà treo biển: sang tháng Chín, giá phòng sẽ tăng lên 1,5 triệu đồng.
Tròn mắt hỏi lý do, hai cô sinh viên nhận được hàng tá nguyên nhân. Nào là, giá xăng, giá điện tăng vùn vụt, mọi thứ đắt đỏ từng ngày. Rồi, chủ nhà lại bảo, đang là thời điểm nhạy cảm, sinh viên lên Hà Nội nhiều, chỉ vì giữ phòng cho mấy đứa mà bác chủ nhà đã phải từ chối tới năm, bảy lượt khách hỏi phòng với giá cao hơn nhiều.
“Phòng tăng quá cao, một lúc vọt lên 300.000 đồng, kham không nổi nên ở hết tháng Tám bọn em sẽ chuyển sang ở ghép với một cô bạn nữa. Ba người ở phòng rộng tuy có đắt hơn chút nhưng chia đều ra cũng đỡ hơn,” cô sinh viên năm thứ hai thở dài.
Không ít sinh viên cũng đang rơi vào cảnh đỏ mắt vì giá nhà trọ bất chợt đứt cương như thế.
Đặc biệt sôi động lúc này có lẽ không thể không nhắc tới thiên đường nhà trọ tại khu vực Triều Khúc, Phùng Khoang.
Quỳnh Anh, sinh viên năm thứ 4 Trường đại học Mở Hà Nội tâm sự, trước đây, ở những khu vực này, sinh viên có thể tìm những phòng trọ nhỏ khoảng 12m2 với giá từ 1-1,5 triệu đồng. Thế nhưng, thời điểm này, chủ nhà trọ đang có đợt thay giá quy mô lớn. Phần lớn phòng trọ đã tăng thêm ít nhất là 200.000 đồng/phòng, với phòng rộng rãi, giá có thể tăng tới nửa triệu đồng.
“Thậm chí những phòng trọ xập xệ cũng vào tăng giá hàng loạt. Bây giờ, một phòng hai người ở rẻ nhất cũng có giá từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng tiền phòng, chưa kể tiền điện nước. Sang tháng, có lẽ em phải tìm thêm việc dịch sách, tài liệu mới đủ sống,” Quỳnh Anh nói.
Giải thích về việc tăng giá phòng đồng loạt, ông Duy, chủ một dãy nhà trọ ở phố Ao Sen (khu vực trường đại học Kiến Trúc Hà Nội) cho biết: “Bây giờ ra chợ một ngày cũng hụt mất cả chục nghìn đồng vì giá cả tăng. Thế nên, giá phòng tăng là đương nhiên. Hơn nữa, đây là thời điểm tân sinh viên nhập học, phòng trọ khan hiếm, chúng tôi buộc phải tăng giá”.
Khổ như… tân sinh viên
Chuyện giá nhà trọ bất chợt nhảy vọt tuy có làm nhiều người đỏ mắt nhưng dù sao, sống ở Hà Nội một thời gian, nhiều sinh viên đều có phương án dự phòng của mình. Tuy nhiên, với những tân sinh viên chân ướt chân ráo mới tới, chuyện phòng trọ bằng tiền ăn bốn người cả tháng dưới quê quả thực không dễ chấp nhận.
Bác Lanh, quê ở Hà Giang có con vừa thi đỗ vào Trường đại học Kiến trúc Hà Nội bảo, tháng 9 trường mới nhập học nhưng biết điểm được một tuần, hai mẹ con đã lên thành phố tìm nhà trọ cho yên tâm. Thế nhưng, dò hỏi cả mấy ngày trời khu vực quanh trường, bác Lanh vẫn không thể tìm được một chỗ ưng ý vì giá thuê quá cao.
“Giá nhà trọ bây giờ nhàng nhàng cũng hơn triệu đồng. Ở xa trường quá thì không yên tâm vì cháu mới lên Hà Nội chưa quen đi lại. Mấy chỗ rẻ hơn thì bí mà cũ nát quá rồi mình cũng không đành. Thôi thì cố chịu vài tháng đầu rồi tính toán tiếp,” bác Lanh tâm sự.
Cũng với mức giá ấy, nhiều sinh viên và phụ huynh lên nhập học cũng đành phải cắn răng dạt ra khu vực xa hơn để tiết kiệm chi phí.
Bác Hằng (quê Ninh Bình) có con gái vừa đỗ Đại học Hà Nội bộc bạch, ở quê hai vợ chồng đều là thợ thủ công. Tiết kiệm hết mức, mỗi tháng gia đình cũng chỉ gửi cho con được 2 triệu đồng.
“Giá phòng thế này sẽ chiếm một nửa tiền tiêu hàng tháng của cháu thì các sinh hoạt khác sao đủ được,” bác Hằng lo lắng.
Và cũng vì thế, hai mẹ con bác đang phải tính kế di chuyển ra khu vực Ngọc Hồi (Thanh Trì) hay làng Di Trạch (Hoài Đức, Hà Nội). Mấy chỗ này giá cả chắc chắn sẽ mềm hơn vài trăm nghìn đồng. Thế nhưng điều làm bác lo nhất là, mỗi lần đi học, con gái nhà mình sẽ phải lắc lư tới hai lượt xe buýt. Ngoài ra, an ninh của những khu vực này chưa chắc đã đảm bảo.
“Hai mẹ con vẫn đang tìm. Thế nhưng nếu đường cùng chắc mình cũng phải chấp nhận thuê những căn phòng xa trường như thế,” bác Hằng nói./.
Mỏi cổ ngước giá nhà trọ
Theo tìm hiểu của phóng viên Vietnam+, trong vài ngày trở lại đây, giá phòng ở một số quận như Thanh Xuân, Cầu Giấy… đã đồng loạt tăng đáng kể, thậm chí có nơi, giá phòng đã nhảy vọt lên tới cả… nửa triệu đồng.
Yến Anh, sinh viên năm thứ hai Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông chán nản bảo, cô và một người bạn cùng trường thuê phòng trọ diện tích chỉ 10m2 với giá 1,2 triệu đồng. Thế nhưng, chớp mắt một cái qua mấy tuần nghỉ hè, hai đứa lếch thếch đưa đồ đạc mới lên Hà Nội đã thấy chủ nhà treo biển: sang tháng Chín, giá phòng sẽ tăng lên 1,5 triệu đồng.
Tròn mắt hỏi lý do, hai cô sinh viên nhận được hàng tá nguyên nhân. Nào là, giá xăng, giá điện tăng vùn vụt, mọi thứ đắt đỏ từng ngày. Rồi, chủ nhà lại bảo, đang là thời điểm nhạy cảm, sinh viên lên Hà Nội nhiều, chỉ vì giữ phòng cho mấy đứa mà bác chủ nhà đã phải từ chối tới năm, bảy lượt khách hỏi phòng với giá cao hơn nhiều.
“Phòng tăng quá cao, một lúc vọt lên 300.000 đồng, kham không nổi nên ở hết tháng Tám bọn em sẽ chuyển sang ở ghép với một cô bạn nữa. Ba người ở phòng rộng tuy có đắt hơn chút nhưng chia đều ra cũng đỡ hơn,” cô sinh viên năm thứ hai thở dài.
Không ít sinh viên cũng đang rơi vào cảnh đỏ mắt vì giá nhà trọ bất chợt đứt cương như thế.
Đặc biệt sôi động lúc này có lẽ không thể không nhắc tới thiên đường nhà trọ tại khu vực Triều Khúc, Phùng Khoang.
Quỳnh Anh, sinh viên năm thứ 4 Trường đại học Mở Hà Nội tâm sự, trước đây, ở những khu vực này, sinh viên có thể tìm những phòng trọ nhỏ khoảng 12m2 với giá từ 1-1,5 triệu đồng. Thế nhưng, thời điểm này, chủ nhà trọ đang có đợt thay giá quy mô lớn. Phần lớn phòng trọ đã tăng thêm ít nhất là 200.000 đồng/phòng, với phòng rộng rãi, giá có thể tăng tới nửa triệu đồng.
“Thậm chí những phòng trọ xập xệ cũng vào tăng giá hàng loạt. Bây giờ, một phòng hai người ở rẻ nhất cũng có giá từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng tiền phòng, chưa kể tiền điện nước. Sang tháng, có lẽ em phải tìm thêm việc dịch sách, tài liệu mới đủ sống,” Quỳnh Anh nói.
Giải thích về việc tăng giá phòng đồng loạt, ông Duy, chủ một dãy nhà trọ ở phố Ao Sen (khu vực trường đại học Kiến Trúc Hà Nội) cho biết: “Bây giờ ra chợ một ngày cũng hụt mất cả chục nghìn đồng vì giá cả tăng. Thế nên, giá phòng tăng là đương nhiên. Hơn nữa, đây là thời điểm tân sinh viên nhập học, phòng trọ khan hiếm, chúng tôi buộc phải tăng giá”.
Khổ như… tân sinh viên
Chuyện giá nhà trọ bất chợt nhảy vọt tuy có làm nhiều người đỏ mắt nhưng dù sao, sống ở Hà Nội một thời gian, nhiều sinh viên đều có phương án dự phòng của mình. Tuy nhiên, với những tân sinh viên chân ướt chân ráo mới tới, chuyện phòng trọ bằng tiền ăn bốn người cả tháng dưới quê quả thực không dễ chấp nhận.
Bác Lanh, quê ở Hà Giang có con vừa thi đỗ vào Trường đại học Kiến trúc Hà Nội bảo, tháng 9 trường mới nhập học nhưng biết điểm được một tuần, hai mẹ con đã lên thành phố tìm nhà trọ cho yên tâm. Thế nhưng, dò hỏi cả mấy ngày trời khu vực quanh trường, bác Lanh vẫn không thể tìm được một chỗ ưng ý vì giá thuê quá cao.
“Giá nhà trọ bây giờ nhàng nhàng cũng hơn triệu đồng. Ở xa trường quá thì không yên tâm vì cháu mới lên Hà Nội chưa quen đi lại. Mấy chỗ rẻ hơn thì bí mà cũ nát quá rồi mình cũng không đành. Thôi thì cố chịu vài tháng đầu rồi tính toán tiếp,” bác Lanh tâm sự.
Cũng với mức giá ấy, nhiều sinh viên và phụ huynh lên nhập học cũng đành phải cắn răng dạt ra khu vực xa hơn để tiết kiệm chi phí.
Bác Hằng (quê Ninh Bình) có con gái vừa đỗ Đại học Hà Nội bộc bạch, ở quê hai vợ chồng đều là thợ thủ công. Tiết kiệm hết mức, mỗi tháng gia đình cũng chỉ gửi cho con được 2 triệu đồng.
“Giá phòng thế này sẽ chiếm một nửa tiền tiêu hàng tháng của cháu thì các sinh hoạt khác sao đủ được,” bác Hằng lo lắng.
Và cũng vì thế, hai mẹ con bác đang phải tính kế di chuyển ra khu vực Ngọc Hồi (Thanh Trì) hay làng Di Trạch (Hoài Đức, Hà Nội). Mấy chỗ này giá cả chắc chắn sẽ mềm hơn vài trăm nghìn đồng. Thế nhưng điều làm bác lo nhất là, mỗi lần đi học, con gái nhà mình sẽ phải lắc lư tới hai lượt xe buýt. Ngoài ra, an ninh của những khu vực này chưa chắc đã đảm bảo.
“Hai mẹ con vẫn đang tìm. Thế nhưng nếu đường cùng chắc mình cũng phải chấp nhận thuê những căn phòng xa trường như thế,” bác Hằng nói./.
Vũ Anh (Vietnam+)