Thiếu tướng, Nhà văn Dũng Hà qua đời để lại bao thương tiếc cho các đồng nghiệp, bạn đọc và những người yêu quý ông. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn Nhà văn Khuất Quang Thụy - Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tổng Biên tập website Hội Nhà văn Việt Nam, người đã có nhiều gắn bó với nhà văn Dũng Hà.
- Ông có thể cho biết đôi nét ngắn gọn về nhà văn Dũng Hà?
Nhà văn Khuất Quang Thụy: Thiếu tướng-Nhà văn Dũng Hà là con người rất đặc biệt. Nhà văn Dũng Hà biết tới với tiểu thuyết rất thú vị về binh chủng đặc công "Sao Mai" (cuốn sách đã được dịch ra tiếng Nga và được Nhà xuất bản Sao Đỏ ở Liên Xô cũ ấn hành năm 1986). Nhà văn Dũng Hà từng là Chính uỷ Binh chủng Đặc công và Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Có thể nói khi ông mới nhận nhiệm vụ về làm Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội thì tờ tạp chí đang rất khó khăn về nhiều mặt và ông Dũng Hà đã có công rất lớn trong việc xây dựng Tạp chí Văn nghệ Quân đội với một sức mạnh mới được các bạn đọc trong và ngoài quân đội đón nhận.
- Về tài văn và tài quản lý của Nhà văn Dũng Hà, ông có thể nhận xét bên nào mạnh hơn?Nhà văn Khuất Quang Thụy: Phải nói rằng ông Dũng Hà đã có không ít đóng góp vào sự nghiệp phát triển sáng tác văn học nghệ thuật trong lực lượng vũ trang nói riêng và toàn quốc nói chung. Ông là tác giả của những tác phẩm văn học có giá trị như các tiểu thuyết "Mảnh đất yêu thương" (1978), "Đường dài" (1987), "Quãng đường xưa in bóng" (1989) cũng như những tập truyện ngắn "Gió bấc" (1963), "Cây số 42" (1996)... Nhà văn Dũng Hà rất khiên tốn, ông luôn nhận mình chỉ là học trò của các nhà văn như Hồ Phương, Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Nguyễn Minh Châu. Dũng Hà là người luôn tỉnh táo khi nhìn vào con đường văn chương. Ông tự nhận mình là "không có tài bẩm sinh." Ông không có tham vọng làm văn bằng mọi cách để tạo dấu ấn cho mình mà trước hết chỉ để diễn tả những gì có thật trong cuộc đời mình để phục vụ những lợi ích của xã hội. Con người nghệ sĩ trong ông không mạnh bằng con người chiến sĩ. Nhưng ông và tất cả chúng tôi đều không coi đó là hạn chế. Ông là một vị tướng, là người chỉ huy và có tài trong sáng tạo.
- Nếu con người đậm chất quân đội như vậy, liệu nhà văn Dũng Hà có nghiêm khắc quá không, thưa ông?Nhà văn Khuất Quang Thụy: Chúng tôi là tập thể của các nhà văn quân đội, chúng tôi sáng tác nhưng là trước tiên là những người lính. Chúng tôi cần một vị tướng chỉ huy nghiêm khắc trong công việc. Tuy nhiên, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày thì nhà văn Dũng Hà luôn rất gần gũi, tình cảm. Thế nên, ông không tạo ra sự căng thẳng cho người tiếp xúc. Ông tạo mọi điều kiện cho sáng tác. Ông rất vì các nhà văn và thực sự quý tài năng của họ.
- Hẳn ông có nhiều những kỷ niệm với nhà văn Dũng Hà, nhưng xin ông chia sẻ cùng bạn đọc Vietnam+ kỷ niệm nào sâu sắc nhất?Nhà văn Khuất Quang Thụy: Đúng là kể kỷ niệm thì rất nhiều nhưng tôi nhớ nhất là việc ông đã động viên các nhà văn quân đội chúng tôi trong việc chống tiêu cực và phản ánh thực tế từ những năm đầu khi đất nước vừa bước vào công cuộc đổi mới. Việc mạnh dạn đưa ra đăng tin bài mang những luồng ý kiến trái chiều lúc ấy còn đang "manh nha". Trong những ngày đầu đầy khó khăn rất cần sự dũng cảm. Dũng cảm hơn cả là anh Dũng Hà, nhà văn "đứng mũi chịu sào." Đó là dịp tôi được anh Dũng Hà động viên, khích lệ viết loạt bài “Hành trình ngược chiều”. Vào lúc nhiều người chỉ thích nghe xuôi chiều thì việc phản ánh ngược chiều rất hay đụng phải những phản ứng. Điều mà cá nhân tôi cũng như nhiều anh em rất kính trọng ông và suốt đời không quên được là thái độ bảo vệ người viết của một Tổng biên tập. Những người phản ứng với “Hành trình ngược chiều” đến toà soạn, hay liên lạc bằng mọi cách đòi gặp tác giả thì ông Dũng Hà đã đứng ra trong mọi trường hợp. Ông nói "tôi là người chịu trách nhiệm cao nhất cho tất cả mọi bài viết trên tờ tạp chí. Muốn phản bác, ý kiến hay kiện gì xin cứ làm trực tiếp với tôi" Xin trân trọng cảm ơn ông./.
- Ông có thể cho biết đôi nét ngắn gọn về nhà văn Dũng Hà?
Nhà văn Khuất Quang Thụy: Thiếu tướng-Nhà văn Dũng Hà là con người rất đặc biệt. Nhà văn Dũng Hà biết tới với tiểu thuyết rất thú vị về binh chủng đặc công "Sao Mai" (cuốn sách đã được dịch ra tiếng Nga và được Nhà xuất bản Sao Đỏ ở Liên Xô cũ ấn hành năm 1986). Nhà văn Dũng Hà từng là Chính uỷ Binh chủng Đặc công và Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Có thể nói khi ông mới nhận nhiệm vụ về làm Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội thì tờ tạp chí đang rất khó khăn về nhiều mặt và ông Dũng Hà đã có công rất lớn trong việc xây dựng Tạp chí Văn nghệ Quân đội với một sức mạnh mới được các bạn đọc trong và ngoài quân đội đón nhận.
- Về tài văn và tài quản lý của Nhà văn Dũng Hà, ông có thể nhận xét bên nào mạnh hơn?Nhà văn Khuất Quang Thụy: Phải nói rằng ông Dũng Hà đã có không ít đóng góp vào sự nghiệp phát triển sáng tác văn học nghệ thuật trong lực lượng vũ trang nói riêng và toàn quốc nói chung. Ông là tác giả của những tác phẩm văn học có giá trị như các tiểu thuyết "Mảnh đất yêu thương" (1978), "Đường dài" (1987), "Quãng đường xưa in bóng" (1989) cũng như những tập truyện ngắn "Gió bấc" (1963), "Cây số 42" (1996)... Nhà văn Dũng Hà rất khiên tốn, ông luôn nhận mình chỉ là học trò của các nhà văn như Hồ Phương, Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Nguyễn Minh Châu. Dũng Hà là người luôn tỉnh táo khi nhìn vào con đường văn chương. Ông tự nhận mình là "không có tài bẩm sinh." Ông không có tham vọng làm văn bằng mọi cách để tạo dấu ấn cho mình mà trước hết chỉ để diễn tả những gì có thật trong cuộc đời mình để phục vụ những lợi ích của xã hội. Con người nghệ sĩ trong ông không mạnh bằng con người chiến sĩ. Nhưng ông và tất cả chúng tôi đều không coi đó là hạn chế. Ông là một vị tướng, là người chỉ huy và có tài trong sáng tạo.
- Nếu con người đậm chất quân đội như vậy, liệu nhà văn Dũng Hà có nghiêm khắc quá không, thưa ông?Nhà văn Khuất Quang Thụy: Chúng tôi là tập thể của các nhà văn quân đội, chúng tôi sáng tác nhưng là trước tiên là những người lính. Chúng tôi cần một vị tướng chỉ huy nghiêm khắc trong công việc. Tuy nhiên, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày thì nhà văn Dũng Hà luôn rất gần gũi, tình cảm. Thế nên, ông không tạo ra sự căng thẳng cho người tiếp xúc. Ông tạo mọi điều kiện cho sáng tác. Ông rất vì các nhà văn và thực sự quý tài năng của họ.
- Hẳn ông có nhiều những kỷ niệm với nhà văn Dũng Hà, nhưng xin ông chia sẻ cùng bạn đọc Vietnam+ kỷ niệm nào sâu sắc nhất?Nhà văn Khuất Quang Thụy: Đúng là kể kỷ niệm thì rất nhiều nhưng tôi nhớ nhất là việc ông đã động viên các nhà văn quân đội chúng tôi trong việc chống tiêu cực và phản ánh thực tế từ những năm đầu khi đất nước vừa bước vào công cuộc đổi mới. Việc mạnh dạn đưa ra đăng tin bài mang những luồng ý kiến trái chiều lúc ấy còn đang "manh nha". Trong những ngày đầu đầy khó khăn rất cần sự dũng cảm. Dũng cảm hơn cả là anh Dũng Hà, nhà văn "đứng mũi chịu sào." Đó là dịp tôi được anh Dũng Hà động viên, khích lệ viết loạt bài “Hành trình ngược chiều”. Vào lúc nhiều người chỉ thích nghe xuôi chiều thì việc phản ánh ngược chiều rất hay đụng phải những phản ứng. Điều mà cá nhân tôi cũng như nhiều anh em rất kính trọng ông và suốt đời không quên được là thái độ bảo vệ người viết của một Tổng biên tập. Những người phản ứng với “Hành trình ngược chiều” đến toà soạn, hay liên lạc bằng mọi cách đòi gặp tác giả thì ông Dũng Hà đã đứng ra trong mọi trường hợp. Ông nói "tôi là người chịu trách nhiệm cao nhất cho tất cả mọi bài viết trên tờ tạp chí. Muốn phản bác, ý kiến hay kiện gì xin cứ làm trực tiếp với tôi" Xin trân trọng cảm ơn ông./.
Thiếu tướng, Nhà văn Phạm Điệng (tức Dũng Hà) sinh ngày 15/8/1929 tại xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Nguyên Chủ nhiệm Chính trị Binh chủng Đặc công, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội – Tổng cục Chính trị, đã nghỉ hưu. - Huân chương Quân công hạng Nhất; - Huân chương Chiến thắng hạng Nhì; - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; - Huân chương Chiến công (hạng Hai – Ba); - Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất – Nhì – Ba); - Huân chương Quân kì quyết thắng; - Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Nhà văn Dũng Hà đã từ trần hồi: 0 giờ 15 phút ngày 1/3/2011 tại nhà riêng. Lễ viếng tổ chức từ 10 giờ 00 phút ngày 4/3/2011 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu và đưa tang lúc 11 giờ 30 cùng ngày. An táng tại nghĩa trang xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Nhà thơ Trần Đăng Khoa: "Thiếu tướng-Nhà văn Dũng Hà là người mà tôi vô cùng kính trọng. Khi muốn nói, muốn viết về ông thì phải thật nghiêm túc, thật đầy đủ và cẩn thận. Chúng ta cần lắng lòng khi suy nghĩ và sẻ chia những tình cảm với ông. Ông ra đi, nhiều cây bút và bạn đọc trong và ngoài quân đội đều rất nhớ tiếc." |
Nguyễn Anh (Vietnam+)