Nhân tố địa chính trị chi phối tâm lý các nhà đầu tư​ dầu mỏ

Hiện nay, thị trường dầu mỏ đang hướng sự tập trung vào khả năng Mỹ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt bổ sung đối với Venezuela sau cuộc bầu cử tổng thống của nước này.
Nhân tố địa chính trị chi phối tâm lý các nhà đầu tư​ dầu mỏ ảnh 1Cơ sở khai thác dầu tại Caracas, Venezuela. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong phiên giao dịch ngày 22/5, giá dầu thô ngọt nhẹ New York (WTI) giảm sau khi đã vọt lên mức cao nhất trong hơn ba năm qua ở phiên trước đó.

Chốt phiên giao dịch ngày 22/5 tại thị trường New York, giá dầu WTI giao tháng 6/2018 đã giảm 0,11 USD xuống 72,13 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent giao tháng 7/2018 lại tăng 0,35 USD lên 79,57 USD/thùng.

Thị trường lo ngại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran có thể làm giảm nguồn cung dầu thô của nước này.

[Mỹ sản xuất dầu thô và khí đốt nhiều nhất thế giới trong năm 2017]

Theo giới quan sát, đây chính là nhân tố đẩy giá dầu đi lên trong những tuần gần đây. Hiện nay, thị trường đang hướng sự tập trung vào khả năng Mỹ sẽ áp đặt lệnh trừng phạt bổ sung đối với Venezuela sau cuộc bầu cử Tổng thống của nước này.

Trước đó cùng ngày, Mỹ đe dọa sẽ trả đũa Venezuela, sau khi Tổng thống Nicolas Maduro ra lệnh trục xuất hai nhà ngoại giao hàng đầu của Washington tại Caracas. Hai nhà ngoại giao bị trục xuất là Đại biện lâm thời Mỹ tại Caracas Todd Robinson cùng một quan chức cấp cao khác, ông Brian Naranjo.

Trong khi đó, sáu nước tham gia Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) là Mỹ, Canada, Australia, Argentina, Chile và Mexico ngày 21/5 đã ký một tuyên bố chung không thừa nhận kết quả cuộc bầu cử Tổng thống tại Venezuela. Điều này càng khiến quốc gia Nam Mỹ này phải đối mặt thêm với nhiều khó khăn, giữa bối cảnh sản lượng dầu mỏ của Venezuela đã giảm 1/3 trong hai năm qua, xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục