Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong 7 tháng năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 125,92 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 62,933 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 62,991 tỷ USD.
Như vậy, trong 7 tháng đầu năm nay, nhập siêu của cả nước giảm mạnh chỉ còn 58 triệu USD từ mức nhập siêu 158 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, chiếm 0,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây là mức nhập siêu thấp kỷ lục so với cùng kỳ nhiều năm qua.
Trong 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu của 13 nhóm hàng đã vượt 1 tỷ USD, trong đó có tới 11 nhóm hàng vượt 2 tỷ USD kim ngạch.
Đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu là hàng dệt may với hơn 8,2 tỷ USD, kế đến là điện thoại các loại và linh kiện 6,23 tỷ USD, dầu thô hơn 4,7 tỷ USD, thủy sản đạt 3,382 tỷ USD.
Về nhập khẩu, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhập máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt trên 9 tỷ USD, điện tử, máy tính và linh kiện 6,721 tỷ USD, xăng dầu 5,44 tỷ USD...
Bộ Công Thương cho biết nếu xem xét cơ cấu xuất nhập khẩu theo ngành cho thấy, lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ luôn nhập siêu do phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu nguyên phụ liệu và sản phẩm phụ trợ.
Chẳng hạn như hàng dệt may, mặc dù là đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu nhưng mặt hàng vẫn là hàng có giá trị gia tăng thấp do sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu. Khu vực nông lâm thủy sản luôn xuất siêu nhưng phần lớn xuất thô.
Đối với mặt hàng này, để gia tăng hàm lượng trị giá các sản phẩm nông lâm thủy sản khó khăn lớn nhất vẫn là khâu tiếp thị và phát triển thị trường, đặc biệt là xây dựng và quản trị hệ thống phân phối đến người tiêu dùng. Chính những điều này đã làm cho giá trị gia tăng của các mặt hàng xuát khẩu của Việt Nam thấp.
Để đạt được mục tiêu đạt tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu 13% trong năm nay và giảm tỷ lệ nhập siêu dưới 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến cuối năm cả nước sẽ phải xuất khẩu hơn 9 tỷ USD/tháng là điều khó khăn.
Trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu trên, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; duy trì và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là các hoạt động thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Mặt khác, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo thị trường, cảnh báo sớm, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất, xuất khẩu về các loại rào cản của các nước nhập khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện chất lượng hàng hóa tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu./.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 62,933 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 62,991 tỷ USD.
Như vậy, trong 7 tháng đầu năm nay, nhập siêu của cả nước giảm mạnh chỉ còn 58 triệu USD từ mức nhập siêu 158 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, chiếm 0,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây là mức nhập siêu thấp kỷ lục so với cùng kỳ nhiều năm qua.
Trong 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu của 13 nhóm hàng đã vượt 1 tỷ USD, trong đó có tới 11 nhóm hàng vượt 2 tỷ USD kim ngạch.
Đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu là hàng dệt may với hơn 8,2 tỷ USD, kế đến là điện thoại các loại và linh kiện 6,23 tỷ USD, dầu thô hơn 4,7 tỷ USD, thủy sản đạt 3,382 tỷ USD.
Về nhập khẩu, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhập máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt trên 9 tỷ USD, điện tử, máy tính và linh kiện 6,721 tỷ USD, xăng dầu 5,44 tỷ USD...
Bộ Công Thương cho biết nếu xem xét cơ cấu xuất nhập khẩu theo ngành cho thấy, lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ luôn nhập siêu do phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu nguyên phụ liệu và sản phẩm phụ trợ.
Chẳng hạn như hàng dệt may, mặc dù là đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu nhưng mặt hàng vẫn là hàng có giá trị gia tăng thấp do sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu. Khu vực nông lâm thủy sản luôn xuất siêu nhưng phần lớn xuất thô.
Đối với mặt hàng này, để gia tăng hàm lượng trị giá các sản phẩm nông lâm thủy sản khó khăn lớn nhất vẫn là khâu tiếp thị và phát triển thị trường, đặc biệt là xây dựng và quản trị hệ thống phân phối đến người tiêu dùng. Chính những điều này đã làm cho giá trị gia tăng của các mặt hàng xuát khẩu của Việt Nam thấp.
Để đạt được mục tiêu đạt tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu 13% trong năm nay và giảm tỷ lệ nhập siêu dưới 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến cuối năm cả nước sẽ phải xuất khẩu hơn 9 tỷ USD/tháng là điều khó khăn.
Trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu trên, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; duy trì và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là các hoạt động thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Mặt khác, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo thị trường, cảnh báo sớm, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất, xuất khẩu về các loại rào cản của các nước nhập khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện chất lượng hàng hóa tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN)