Trung Quốc từng đề xuất với Nhật Bản cùng khai thác tài nguyên ở ngoài khơi gần quần đảo tranh chấp Senkaku do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Đề xuất được phía Trung Quốc đưa ra giữa tháng này, nhưng Tokyo đã nhanh chóng bác bỏ.
Hãng tin Kyodo ngày 21/10 cho biết Nhật Bản từ lâu đã chủ trương coi quần đảo Senkaku là phần lãnh thổ vốn có của nước này và không tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Vì vậy, Tokyo đã bác bỏ ngay đề nghị của phía Trung Quốc, khẳng định rằng không cần thiết phải cùng khai thác tài nguyên khi không tồn tại tranh chấp song phương.
Trung Quốc lần đầu tiên nêu ý tưởng cùng khai thác tài nguyên xung quanh quần đảo Senkaku vào năm 1990 và lần thứ hai vào năm 2006 trong các cuộc đàm phán với Nhật Bản về dự án cùng khai thác các mỏ khí đốt ở biển Hoa Đông.
Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara ngày 21/10 cho biết Nhật Bản chưa bao giờ nhất trí với đề nghị của Trung Quốc hồi năm 1978 về việc gác lại vấn đề tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Senkaku.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yutaka Banno cũng nhấn mạnh "Tokyo bảo lưu lập trường rằng không có tranh chấp lãnh thổ tại Senkaku với Trung Quốc."
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Hồ Chính Dược ngày 21/10 đã thúc giục Nhật Bản "thể hiện sự chân thành" trong việc hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước thông qua những bước đi quan trọng.
Ông Hồ Chính Dược khẳng định Bắc Kinh nghiêm túc trong quan hệ với Nhật Bản vì hai nước có vị trí quan trọng đối với nhau, thúc đẩy mối quan hệ chiến lược là lợi ích nền tảng trong quan hệ hai nước. Mọi tranh chấp cần phải được giải quyết thông qua đối thoại.
Trong diễn biến liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cùng ngày nhấn mạnh rằng giữa nước này và Nhật Bản không có thỏa thuận bí mật nào liên quan tới quần đảo Điếu Ngư, đồng thời khẳng định chuỗi đảo này là phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc.
Ông Mã cho biết việc Bắc Kinh phái các tàu ngư chính tới vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư là phù hợp với luật pháp và nhu cầu của nước này.
Trong khi đó, các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) cho biết bộ này có kế hoạch tăng số lượng tàu ngầm của MSDF lên 22 chiếc so với con số 16 chiếc, vốn là một phần trong chương trình phòng thủ của nước này trong tài khóa 2011-2015./.
Đề xuất được phía Trung Quốc đưa ra giữa tháng này, nhưng Tokyo đã nhanh chóng bác bỏ.
Hãng tin Kyodo ngày 21/10 cho biết Nhật Bản từ lâu đã chủ trương coi quần đảo Senkaku là phần lãnh thổ vốn có của nước này và không tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Vì vậy, Tokyo đã bác bỏ ngay đề nghị của phía Trung Quốc, khẳng định rằng không cần thiết phải cùng khai thác tài nguyên khi không tồn tại tranh chấp song phương.
Trung Quốc lần đầu tiên nêu ý tưởng cùng khai thác tài nguyên xung quanh quần đảo Senkaku vào năm 1990 và lần thứ hai vào năm 2006 trong các cuộc đàm phán với Nhật Bản về dự án cùng khai thác các mỏ khí đốt ở biển Hoa Đông.
Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara ngày 21/10 cho biết Nhật Bản chưa bao giờ nhất trí với đề nghị của Trung Quốc hồi năm 1978 về việc gác lại vấn đề tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Senkaku.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yutaka Banno cũng nhấn mạnh "Tokyo bảo lưu lập trường rằng không có tranh chấp lãnh thổ tại Senkaku với Trung Quốc."
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Hồ Chính Dược ngày 21/10 đã thúc giục Nhật Bản "thể hiện sự chân thành" trong việc hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước thông qua những bước đi quan trọng.
Ông Hồ Chính Dược khẳng định Bắc Kinh nghiêm túc trong quan hệ với Nhật Bản vì hai nước có vị trí quan trọng đối với nhau, thúc đẩy mối quan hệ chiến lược là lợi ích nền tảng trong quan hệ hai nước. Mọi tranh chấp cần phải được giải quyết thông qua đối thoại.
Trong diễn biến liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cùng ngày nhấn mạnh rằng giữa nước này và Nhật Bản không có thỏa thuận bí mật nào liên quan tới quần đảo Điếu Ngư, đồng thời khẳng định chuỗi đảo này là phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc.
Ông Mã cho biết việc Bắc Kinh phái các tàu ngư chính tới vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư là phù hợp với luật pháp và nhu cầu của nước này.
Trong khi đó, các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) cho biết bộ này có kế hoạch tăng số lượng tàu ngầm của MSDF lên 22 chiếc so với con số 16 chiếc, vốn là một phần trong chương trình phòng thủ của nước này trong tài khóa 2011-2015./.
(TTXVN/Vietnam+)