Chính phủ Nhật Bản đã quyết định hạ dự báo về triển vọng kinh tế của nước này lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua, khi mà nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đang tăng trưởng chậm lại, tạo áp lực nặng nề cho sản lượng hàng hóa và hoạt động xuất khẩu của đất nước "Mặt Trời mọc", trong khi sự tăng giá mạnh mẽ của đồng yen cũng là nhân tố khiến triển vọng kinh tế của Nhật Bản càng trở nên "u ám".
Trong báo cáo tháng 10/2011 của Chính phủ Nhật Bản, Văn phòng nội các nước này cho hay nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang trên đà phục hồi, song với tốc độ có phần chậm lại, trong khi những khó khăn vẫn tiếp tục xuất hiện, đặc biệt là do thảm họa động đất-sóng thần ngày 11/3.
Chính quyền của tân Thủ tướng Yoshihiko Noda đã hạ mức đánh giá về hoạt động xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng cá nhân của Nhật Bản, đồng thời cảnh báo rằng những tác động của tình trạng giảm phát cũng đặt ra một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế lớn thứ hai châu Á này.
Nhiều nhà phân tích cũng cảnh báo rằng sự phục hồi của Nhật Bản từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 có thể sẽ tiếp tục chậm lại, trong bối cảnh các mối lo ngại về “sức khỏe” của nền kinh tế thế giới đang ngày càng “leo thang” và tác động của việc tăng tỷ giá đồng yen cũng tạo áp lực cho hoạt động xuất khẩu của nước này.
Các doanh nghiệp Nhật Bản đang nỗ lực nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất sau ảnh hưởng của trận động đất ngày 11/3, buộc các nhà máy của họ phải đóng cửa tạm thời và dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn cung một số mặt hàng quan trọng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những lo ngại về tỷ giá đồng yen tăng cao có thể làm các doanh nghiệp này bị nản chí, đặc biệt là trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn cón rất "ảm đạm" và không chắc chắn.
Ngoài ra, việc tỷ giá đồng nội tệ của Nhật Bản mạnh lên còn có thể thúc đẩy một sự thay đổi trong hoạt động sản xuất của các công ty nước ngoài, khi mà họ sẽ có xu hướng đi tìm các thị trường lao động có chi phí thấp hơn.
Chính phủ Nhật Bản vừa công bố một kế hoạch trị giá 100 tỷ USD nhằm giúp các công ty tận dụng tối đa sức mạnh của các chi nhánh và thu mua các tài sản ở nước ngoài, đồng thời tăng cường giám sát thị trường ngoại hối và ngăn chặn nạn đầu cơ.
Mới đây, Thủ tướng Yoshihiko Noda cũng nhận định rằng nước này đang cần tới những thỏa thuận thương mại tự do (FTA) nhằm tận dụng sự phát triển kinh tế năng động của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nước này./.
Trong báo cáo tháng 10/2011 của Chính phủ Nhật Bản, Văn phòng nội các nước này cho hay nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang trên đà phục hồi, song với tốc độ có phần chậm lại, trong khi những khó khăn vẫn tiếp tục xuất hiện, đặc biệt là do thảm họa động đất-sóng thần ngày 11/3.
Chính quyền của tân Thủ tướng Yoshihiko Noda đã hạ mức đánh giá về hoạt động xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng cá nhân của Nhật Bản, đồng thời cảnh báo rằng những tác động của tình trạng giảm phát cũng đặt ra một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế lớn thứ hai châu Á này.
Nhiều nhà phân tích cũng cảnh báo rằng sự phục hồi của Nhật Bản từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 có thể sẽ tiếp tục chậm lại, trong bối cảnh các mối lo ngại về “sức khỏe” của nền kinh tế thế giới đang ngày càng “leo thang” và tác động của việc tăng tỷ giá đồng yen cũng tạo áp lực cho hoạt động xuất khẩu của nước này.
Các doanh nghiệp Nhật Bản đang nỗ lực nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất sau ảnh hưởng của trận động đất ngày 11/3, buộc các nhà máy của họ phải đóng cửa tạm thời và dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn cung một số mặt hàng quan trọng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những lo ngại về tỷ giá đồng yen tăng cao có thể làm các doanh nghiệp này bị nản chí, đặc biệt là trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn cón rất "ảm đạm" và không chắc chắn.
Ngoài ra, việc tỷ giá đồng nội tệ của Nhật Bản mạnh lên còn có thể thúc đẩy một sự thay đổi trong hoạt động sản xuất của các công ty nước ngoài, khi mà họ sẽ có xu hướng đi tìm các thị trường lao động có chi phí thấp hơn.
Chính phủ Nhật Bản vừa công bố một kế hoạch trị giá 100 tỷ USD nhằm giúp các công ty tận dụng tối đa sức mạnh của các chi nhánh và thu mua các tài sản ở nước ngoài, đồng thời tăng cường giám sát thị trường ngoại hối và ngăn chặn nạn đầu cơ.
Mới đây, Thủ tướng Yoshihiko Noda cũng nhận định rằng nước này đang cần tới những thỏa thuận thương mại tự do (FTA) nhằm tận dụng sự phát triển kinh tế năng động của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nước này./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)