Các thập niên qua, xuất khẩu là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế Nhật Bản, với các nhãn hiệu nổi tiếng như Toyota, Sony được nhiều gia đình biết đến.
Năm ngoái, chính phủ Nhật Bản đã khởi động chiến lược "Cool Japan," nhằm đưa các khu vực mang phong cách Tokyo ra du nhập ở nước ngoài, với khẩu hiệu mang cửa hàng tới khách hàng, thay vì mang khách hàng tới cửa hàng.
Theo đó, những khu vực độc đáo và phá cách như quận Harajuku tại Nhật Bản có thể thấy tại khắp các thành phố trên thế giới, giúp quảng bá các thương hiệu Nhật Bản.
Harajuku được biết đến là một nét văn hóa của Nhật Bản, với những cô gái trẻ ăn mặc theo phong cách thời trang Lotita và có hơi hướng đầy sáng tạo như ca sỹ nhạc pop nổi tiếng Lady Gaga.
Tháng 10/2011, hơn 12 công ty may mặc Nhật Bản đã mở một trung tâm thương mại nhỏ mang tên Phong cách Thời trang Đường phố Harajuku (Harajuku Street Style) tại Singapore.
Những người ủng hộ chiến lược "Cool Japan" đang kỳ vọng sẽ nhân rộng hơn nữa những dự án tương tự.
Theo thống kê, hàng năm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng văn hóa phẩm của Nhật Bản đạt 4.600 tỷ yên (58 tỷ USD), trong đó các sản phẩm như truyện tranh (manga) và phim hoạt hình (anime) đóng góp một thị phần khá lớn.
Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu tăng hơn gấp đôi mức đóng góp của các mặt hàng văn hóa phẩm cho nền kinh tế lên 11.000 tỷ yên vào năm 2020.
Ý tưởng được đưa ra là kết hợp giữa nhà phát triển bất động sản, để mua nhà đất ở nước ngoài với một số doanh nghiệp nhỏ, nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo ra một khu mang phong cách Nhật Bản và đôi khi lấy sự khác lạ, thậm chí kỳ quoặc làm nét hấp dẫn riêng.
Một quan chức của Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết các doanh nghiệp nhỏ rất khó tiến ra thị trường nước ngoài bằng thực lực của mình, song họ có tiềm năng lớn để kinh doanh ở nước ngoài.
Tuy nhiên, Nobutoshi Yamanouchi, một luật sư của công ty luật Jones Day lưu ý rằng những dự án nói trên cần một nhà điều hành có tầm nhìn.
Theo ông Yamanouchi, vấn đề không đơn giản chỉ là bán hình ảnh của một quận. Những dự án này cần một "nhạc trưởng" tạo nên hình ảnh một quận như Harajuku.
Chiến lược "Cool Japan" được đưa ra vào thời điểm nhiều quốc gia trên thế giới nỗ lực quảng bá nền văn hóa và lịch sử của mình để thúc đẩy đầu tư và thương mại./.
Năm ngoái, chính phủ Nhật Bản đã khởi động chiến lược "Cool Japan," nhằm đưa các khu vực mang phong cách Tokyo ra du nhập ở nước ngoài, với khẩu hiệu mang cửa hàng tới khách hàng, thay vì mang khách hàng tới cửa hàng.
Theo đó, những khu vực độc đáo và phá cách như quận Harajuku tại Nhật Bản có thể thấy tại khắp các thành phố trên thế giới, giúp quảng bá các thương hiệu Nhật Bản.
Harajuku được biết đến là một nét văn hóa của Nhật Bản, với những cô gái trẻ ăn mặc theo phong cách thời trang Lotita và có hơi hướng đầy sáng tạo như ca sỹ nhạc pop nổi tiếng Lady Gaga.
Tháng 10/2011, hơn 12 công ty may mặc Nhật Bản đã mở một trung tâm thương mại nhỏ mang tên Phong cách Thời trang Đường phố Harajuku (Harajuku Street Style) tại Singapore.
Những người ủng hộ chiến lược "Cool Japan" đang kỳ vọng sẽ nhân rộng hơn nữa những dự án tương tự.
Theo thống kê, hàng năm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng văn hóa phẩm của Nhật Bản đạt 4.600 tỷ yên (58 tỷ USD), trong đó các sản phẩm như truyện tranh (manga) và phim hoạt hình (anime) đóng góp một thị phần khá lớn.
Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu tăng hơn gấp đôi mức đóng góp của các mặt hàng văn hóa phẩm cho nền kinh tế lên 11.000 tỷ yên vào năm 2020.
Ý tưởng được đưa ra là kết hợp giữa nhà phát triển bất động sản, để mua nhà đất ở nước ngoài với một số doanh nghiệp nhỏ, nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo ra một khu mang phong cách Nhật Bản và đôi khi lấy sự khác lạ, thậm chí kỳ quoặc làm nét hấp dẫn riêng.
Một quan chức của Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết các doanh nghiệp nhỏ rất khó tiến ra thị trường nước ngoài bằng thực lực của mình, song họ có tiềm năng lớn để kinh doanh ở nước ngoài.
Tuy nhiên, Nobutoshi Yamanouchi, một luật sư của công ty luật Jones Day lưu ý rằng những dự án nói trên cần một nhà điều hành có tầm nhìn.
Theo ông Yamanouchi, vấn đề không đơn giản chỉ là bán hình ảnh của một quận. Những dự án này cần một "nhạc trưởng" tạo nên hình ảnh một quận như Harajuku.
Chiến lược "Cool Japan" được đưa ra vào thời điểm nhiều quốc gia trên thế giới nỗ lực quảng bá nền văn hóa và lịch sử của mình để thúc đẩy đầu tư và thương mại./.
Trà My (TTXVN)