Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện 5 loại gen có thể gây bệnh ung thư phổi.
Phát hiện này đang làm dấy lên hy vọng có thể bào chế được thuốc chữa căn bệnh gây chết người này.
Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Nhật Bản (JFCR) có trụ sở tại thủ đô Tokyo và trường Đại học Y tế Jichi ở tỉnh Tochigi đã nghiên cứu mẫu bệnh phẩm ung thư lấy từ 1.500 bệnh nhân ở một bệnh viện của JFCR.
Kết quả, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 5 loại gen có thể gây bệnh ung thư sau khi thử ngừng hoạt động của các enzyme có chức năng kích hoạt tế bào và một số chức năng khác.
Thông thường các enzyme chỉ kích hoạt các tế bào khi cơ thể cần đến chúng. Tuy nhiên, trong trường hợp của các bệnh nhân ung thư, các enzyme này đã bị "vô hiệu hóa" bởi 5 loại gen nói trên.
Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 2% số bệnh nhân mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ - một loại bệnh ung thư thường gặp - có chứa 5 loại gen trên. Vì vậy, bào chế thuốc có khả năng can thiệp vào hoạt động của các enzyme có thể sẽ có tác dụng chữa trị loại bệnh ung thư này.
Công trình nghiên cứu trên được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu trước đó của Giáo sư Hiroyuki Mano thuộc trường Đại học Y tế Gichi.
Trong công trình nghiên cứu thực hiện năm 2007, Giáo sư Mano đã phát hiện ra cơ chế gen ALK có thể ngừng hoạt động của các gen khác. ALK là gen điều khiển quá trình phân tách các tế bào ung thư phổi vào năm 2007. Phát hiện này đã giúp bào chế một loại thuốc ngăn cản hoạt động của gen ALK./.
Phát hiện này đang làm dấy lên hy vọng có thể bào chế được thuốc chữa căn bệnh gây chết người này.
Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Nhật Bản (JFCR) có trụ sở tại thủ đô Tokyo và trường Đại học Y tế Jichi ở tỉnh Tochigi đã nghiên cứu mẫu bệnh phẩm ung thư lấy từ 1.500 bệnh nhân ở một bệnh viện của JFCR.
Kết quả, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 5 loại gen có thể gây bệnh ung thư sau khi thử ngừng hoạt động của các enzyme có chức năng kích hoạt tế bào và một số chức năng khác.
Thông thường các enzyme chỉ kích hoạt các tế bào khi cơ thể cần đến chúng. Tuy nhiên, trong trường hợp của các bệnh nhân ung thư, các enzyme này đã bị "vô hiệu hóa" bởi 5 loại gen nói trên.
Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 2% số bệnh nhân mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ - một loại bệnh ung thư thường gặp - có chứa 5 loại gen trên. Vì vậy, bào chế thuốc có khả năng can thiệp vào hoạt động của các enzyme có thể sẽ có tác dụng chữa trị loại bệnh ung thư này.
Công trình nghiên cứu trên được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu trước đó của Giáo sư Hiroyuki Mano thuộc trường Đại học Y tế Gichi.
Trong công trình nghiên cứu thực hiện năm 2007, Giáo sư Mano đã phát hiện ra cơ chế gen ALK có thể ngừng hoạt động của các gen khác. ALK là gen điều khiển quá trình phân tách các tế bào ung thư phổi vào năm 2007. Phát hiện này đã giúp bào chế một loại thuốc ngăn cản hoạt động của gen ALK./.
(TTXVN/Vietnam+)